Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đồng phục trường Marie Curie giống teen Hàn gây tranh cãi

"Học tập sự thoải mái, năng động của nước ngoài cũng cần có chọn lọc, không nên áp dụng máy móc" - một độc giả chia sẻ.

Bộ trang phục của Trường THPT Marie Curie Hà Nội được thiết kế có tông màu chủ đạo của áo là xanh tím than, nam quần dài, nữ váy xếp ly màu kem. Logo trường đính kèm trên ngực áo, đem lại sự năng động cho tuổi trẻ.

Mẫu đồng phục được áp dụng từ năm 2014, cùng với thời điểm ngôi trường bắt đầu đưa vào hoạt động.

Đồng phục theo phong cách Hàn Quốc của teen Marie Curie

Với thiết kế đơn giản, màu sắc hài hòa, đồng phục của trường Marie Curie Hà Nội mang lại sự trẻ trung, năng động cho các cô cậu học trò trong năm học mới.

Tuy nhiên, sau khi bộ ảnh về mẫu đồng phục Marie Curie được đăng tải trên Zing.vn vào dịp năm học mới 2015, nhiều học sinh, phụ huynh có ý kiến trái chiều.

Về hình thức, đồng phục học sinh Marie Cure Hà Nội gợi cho người nhìn cảm giác đó là học sinh của Hàn Quốc hay Nhật Bản. Trong khi đó, học sinh nam tại các trường học ở Việt Nam vốn quen thuộc với kiểu đồng phục đơn giản, lịch sự là quần tây màu xanh đậm hoặc xanh đen kết hợp áo sơ mi trắng. Còn học sinh nữ duyên dáng trong áo sơ mi trắng hoặc tà áo dài. 

Đồng phục của học sinh THPT Marie Curie Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn - Nhật Ánh.
Đồng phục của học sinh THPT Marie Curie Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn.

Nhiều nam sinh chia sẻ: “Chúng em chỉ muốn bạn bè khi nhìn mình trong bộ đồng phục sẽ khen ngợi, học sinh Việt Nam thật đáng yêu. Em không muốn họ thắc mắc, các bạn có phải là học sinh Hàn hay Nhật không?”.

Còn đa số phụ huynh trăn trở, những học sinh có hoàn cảnh nghèo sẽ càng khó khăn hơn với vấn đề đồng phục mỗi khi nhập học. Các em không thể sử dụng đồng phục của anh chị còn tốt để lại.

Ngoài ra, các em cũng không che được đôi chân với đồng phục giống teen Hàn nên phụ huynh tốn thêm tiền mua đôi giày mới cho con. Hay chiếc váy được thiết kế bên trong có lớp quần, các em nữ sinh hoạt động mạnh hoặc những lúc vô tình cũng không rơi vào trường hợp hớ hênh, tuy nhiên, độ dài của nó vẫn khiến nữ giới gặp nhiều rắc rối hơn.

"Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" là câu nói quen thuộc của nhiều người khi nghĩ về lứa tuổi cắp sách đến trường. Vì vậy, bộ đồng phục của trường Marie Curie được đánh giá là đẹp nhưng chưa phù hợp.

Một phụ huynh phân tích, các em đang ở lứa tuổi nghịch ngợm, một số ít lại thích sự phá cách, nổi loạn đến mức mặc giấu quần luôn thì rất khó coi. Việt Nam học tập sự thoải mái, năng động của nước ngoài là đúng, nhưng nên tiếp thu có chọn lọc chứ không nên áp dụng một cách máy móc.

Chiếc váy của học sinh nữ bị chê quá ngắn. Ảnh: Anh Tuấn - Nhật Ánh,
Chiếc váy của học sinh nữ bị chê quá ngắn. Ảnh: Anh Tuấn.

Đồng phục là một cách tạo sự công bằng trong trường lớp. Mỗi em đều có hoàn cảnh gia đình khác nhau, nhưng khi các em mặc đồng phục đều giống nhau, không ai tự ti về chuyện cá nhân tốt hay không, học sinh khá giả cũng như khó khăn, tạo điều kiện rất tốt cho các em học tập.

Một khi đồng phục cách tân được áp dụng tại các trường học, vô tình trở thành vấn đề tiêu cực. Một số trường sẽ yêu cầu đồng phục với chi phí cao hơn khả năng một số gia đình có thể trang trải. Vì thế, bộ cánh dành cho học sinh đến trường này chỉ cần làm tốt vai trò riêng là tôn vinh vẻ đẹp trong sáng của các em, tạo môi trường công bằng.

Một số ý kiến cho rằng vẫn thích tà áo dài trắng mộng mơ của nữ sinh, áo sơ mi trắng kết hợp quần tây xanh của nam sinh hơn. Vì thế, các trường nếu thiết kế lại áo dài nên vừa giữ được cái hồn người Việt, vừa có nét trẻ trung, năng động.

Áo trắng quần xanh là đẹp nhất

Trong khi không ít nơi làm khổ phụ huynh vì chuyện đồng phục, tại TP HCM cũng có những ngôi trường tạo thuận lợi tối đa cho học sinh trong chuyện sắm sửa áo quần.

Nhật My (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm