Ung thư dạ dày đứng thứ mấy trong các bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam?
Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này. Ung thư dạ dày xếp thứ 3 trong số các bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam nhưng tỷ lệ phát hiện sớm rất thấp. Phần lớn người bệnh khi đến bệnh viện điều trị đều ở giai đoạn muộn. |
Ung thư dạ dày được điều trị dứt điểm ngay từ khi khởi phát, tỷ lệ khỏi bệnh là:
Bác sĩ Võ Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nếu phát hiện ung thư vào giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật mà không cần hóa trị, cơ hội khỏi bệnh sẽ càng cao. Bệnh sẽ được điều trị dứt điểm ngay từ khi khởi phát, tỷ lệ khỏi bệnh trên 90% sau 5 năm. |
Phương pháp tầm soát ung thư dạ dày tốt nhất?
Bác sĩ Võ Duy Long cho hay phương pháp tầm soát ung thư dạ dày tốt nhất là nội soi. |
Người có nhóm máu nào thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường?
Theo bác sĩ Võ Duy Long, người có nhóm máu A nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường. |
Yếu tố nào có thể dẫn đến ung thư dạ dày?
Các yếu tố gây bệnh như thói quen ăn nhiều muối, ủ ngâm muối, lên men, thịt hun khói và nướng, thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại, thuốc lá, béo phì, người bệnh bị nhiễm virus HP kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác. Người bị mắc bệnh dạ dày như loét, viêm dạ dày mạn tính, đã phẫu thuật dạ dày, polyp dạ dày, có các yếu tố di truyền, nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. |
Dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư dạ dày:
Theo sách Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng có thể gồm: đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn, mệt mỏi, chán ăn hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu, buồn nôn, nôn, sờ thấy u ở bụng,... |
Phân của người mắc ung thư dạ dày có biểu hiện:
Theo sách Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, bệnh nhân mắc ung thư dạ dày thường có triệu chứng đi ngoài phân đen, trào ngược dạ dày, sút cân,... |
Đối tượng có nguy cơ cao, cần tầm soát ung thư dạ dày:
Các đối tượng có nguy cơ sau cần tầm soát ung thư dạ dày: tuổi cao (> 50 tuổi), có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa, bị viêm loét dạ dày- tá tràng mạn tính, nhiễm HP, ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng, hút thuốc, uống rượu bia,... |