Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cách đưa tranh Picasso, Millet xuyên lục địa

Hành trình vận chuyển những tác phẩm nghệ thuật lừng danh không chỉ cần sự khéo léo, mà còn là sự am hiểu về giá trị văn hóa nghệ thuật để bảo vệ chúng một cách tốt nhất.

Di chuyển các tác phẩm đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức chăm sóc, bảo quản. Ảnh: Maansi Srivastava/The Washington Post..

Làm thế nào để di chuyển The Sower, tác phẩm nghệ thuật bằng phấn màu gần 160 năm tuổi của bậc thầy Jean-François Millet, vốn mỏng manh đến mức không thể treo thẳng đứng? Câu trả lời hiển nhiên là phải đặc biệt cẩn thận.

Bức tranh được đặt nằm ngang trên một chiếc xe đẩy có bánh, phủ giấy để giảm thiểu sự tiếp xúc với ánh sáng. Bảo tàng Nghệ thuật Walters (Baltimore, Mỹ) cũng thiết kế một giá đỡ đặc biệt để giữ tác phẩm nghiêng.

"Chúng tôi chưa từng trưng bày tác phẩm nào theo cách này trước đây, nên điều này khá thú vị", Mike McKee, trưởng bộ phận lắp đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Walters (Baltimore, Mỹ), chia sẻ.

Ông cho biết mọi tác phẩm đều có nguy cơ hư hại khi di chuyển. Công việc vận chuyển tác phẩm nghệ thuật giữa các phòng tranh, thành phố, quốc gia hay châu lục có độ rủi ro cao và phức tạp hơn tưởng tượng. Thử nghĩ, nếu một chiếc bình vô giá 300 năm tuổi bị vỡ, chúng ta không thể đơn giản thay thế bằng cái khác.

Vì vậy, hành trình vận chuyển yêu cầu sự phối hợp của nhiều bên cũng như kiến thức chuyên sâu về bảo quản, theo The Washington Post.

chuyen tac pham nghe thuat anh 1

Mike McKee bên cạnh giá đỡ đặc biệt dành cho tác phẩm The Sower. Ảnh: Maansi Srivastava/The Washington Post.

chuyen tac pham nghe thuat anh 2chuyen tac pham nghe thuat anh 3
chuyen tac pham nghe thuat anh 4

Vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật tiêu tốn không ít thời gian và công sức. Ảnh minh họa: Maansi Srivastava/The Washington Post.

Vận chuyển có thể mất hàng tháng

Chỉ có một số ít người được trực tiếp chạm vào các kiệt tác nghệ thuật thế giới.

Đó là những người làm công tác xử lý, vận chuyển và chuẩn bị trưng bày tác phẩm. Họ dành nhiều thời gian bên cạnh các tác phẩm hơn cả các giám tuyển.

Khi chạm vào bất kỳ tác phẩm nào, tất cả phải dùng găng tay nitrile. Tuy nhiên, với sách quý hiếm, họ phải dùng tay trần, bởi giấy cũ và giấy da rất dễ hỏng và găng tay có thể làm rách bề mặt của chúng.

Những người làm việc trong lĩnh vực này đều có những câu chuyện thú vị về việc vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Kurt Christian, Chủ tịch cố vấn của Mạng lưới PACCIN, hiệp hội dành cho những người chuyên vận chuyển và bảo quản nghệ thuật, cho hay công việc của ông đôi khi rất lạ lùng. Ông từng phải chuyển một chiếc ghế điện đến bảo tàng nhà tù.

Một lần khác, ông tham gia công tác hậu cần cho triển lãm cổ vật thời tiền Columbus với những hiện vật nặng tới 1,5 tấn, diễn ra giữa cơn bão tuyết.

Bên cạnh đó, McKee từng vận chuyển một xác ướp từ thế kỷ 8-9 trước Công nguyên tại bảo tàng Walters (Mỹ). Năm 2008, ông giúp chuyển hiện vật này đến Trường Y Maryland để chụp X-quang.

"Chúng tôi làm túi đệm từ hạt xốp và đặt quanh xác ướp để nó như lơ lửng trên đường di chuyển. Thật là thót tim", McKee kể.

Khi cho mượn tác phẩm nghệ thuật, nhân viên của bảo tàng phải lên kế hoạch vận chuyển từ nhiều tháng trước, kèm theo giấy tờ như hợp đồng và bảo hiểm.

Họ phải làm việc với nhiều bên từ đội bảo quản, đóng gói đến vận chuyển để đảm bảo quy trình an toàn, theo Cayetana Castillo, Phó chủ tịch phụ trách bộ sưu tập và cho mượn tại Viện Nghệ thuật Chicago (Mỹ).

chuyen tac pham nghe thuat anh 7

Kurt Christian (thứ 2 bên trái), chủ tịch Mạng lưới Thông tin Bảo quản và Vận chuyển Nghệ thuật (PACCIN). Ảnh: @paccin_org.

Thời gian vận chuyển cũng không hề nhanh chóng. Chẳng hạn, với với cuộc thi Chân dung Outwin Boochever tại Bảo tàng Chân dung Quốc gia, để kịp dự kiến trưng bày vào ngày 3/5, các tác phẩm từ 14 bang, Washington D.C., và Puerto Rico, đã bắt đầu được chuyển đi vào tháng 4. Tuy nhiên, một số phải đến tháng 8 mới "cập bến".

Trong đó, tác phẩm từ Puerto Rico chậm trễ do cơn bão Ernesto. Điều này cho thấy thiên tai cũng gây trở ngại lên quá trình vận chuyển.

chuyen tac pham nghe thuat anh 8chuyen tac pham nghe thuat anh 9
chuyen tac pham nghe thuat anh 10

Cayetana Castillo, Phó chủ tịch phụ trách bộ sưu tập và cho mượn tại Viện Nghệ thuật Chicago (Mỹ). Ảnh: AIC.

Theo dõi sát sao

Các tác phẩm nghệ thuật được đóng gói trong những thùng lớn bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như bọc xốp hoặc sử dụng các thanh đỡ để giữ cho tác phẩm cố định.

Những chiếc thùng này được đóng chặt và xếp vào các phương tiện vận chuyển có điều kiện khí hậu ổn định. Chúng thường là xe tải cho các chuyến đi trong nước và máy bay chở hàng cho các chuyến quốc tế.

Vì tác phẩm nghệ thuật rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm nên những yếu tố này luôn được theo dõi và ghi chép trong suốt hành trình.

Các lớp vật liệu đóng gói cũng giúp giảm rung lắc. Xe tải thường được thiết kế với khả năng giảm sốc để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ.

Glenn Dale là tài xế chuyên chở tác phẩm nghệ thuật cho nhiều bảo tàng lớn ở Mỹ như Rubell, Hirshhorn và Renwick. Ông đã quen thuộc với nhiều bảo tàng cũng như biết cách lùi xe 18 bánh vào khu vực bốc dỡ của các tòa nhà cổ.

Ông chứng kiến không ít những tình huống đặc biệt như các nhân viên bảo tàng Philadelphia phải tháo cửa sổ để đưa thùng đựng tác phẩm kích cỡ lớn vào trong. An toàn và tính bảo mật cũng rất quan trọng. "Bạn không nên nói với người khác rằng mình đang chở một bức tranh của Picasso trên xe", ông chia sẻ.

Một số tác phẩm nghệ thuật quá mong manh, quý giá hoặc nhạy cảm về văn hóa đến nỗi chúng phải có người theo sát. Họ có thể là nhân viên xử lý tác phẩm nghệ thuật, người chuẩn bị trưng bày, quản lý lưu trữ (registrar) hay chuyên gia bảo tồn (conservationist) tùy theo nhu cầu của từng vật phẩm. Họ đi cùng tài xế và luôn để mắt đến món hàng.

Một số tác phẩm còn cần bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Năm 2012, khi Dale đang vận chuyển các hiện vật từ ngôi mộ của vua Tutankhamun từ Houston đến Seattle (Mỹ), ông cho biết mật vụ Ai Cập đã đi cùng trong xe tải của ông và một xe an ninh đi theo phía sau.

chuyen tac pham nghe thuat anh 13chuyen tac pham nghe thuat anh 14
chuyen tac pham nghe thuat anh 15

Vật phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng ngay từ khâu mở hàng. Ảnh minh họa: Maansi Srivastava/The Washington Post.

Làm gì sau khi tác phẩm đến nơi

Khi bảo tàng nhận thùng hàng, họ thường đợi 24 tiếng mới mở để tác phẩm thích nghi dần với môi trường mới. Với cổ vật đặc biệt như của vua Tutankhamun thì có khi phải đợi vài ngày.

Thùng hàng được đẩy thẳng đến khu triển lãm trước khi mở ra lắp đặt. Cửa ra vào thường là vấn đề.

Ví dụ: Bảo tàng Rubell nằm trong trường học cũ với cửa hẹp, nhân viên phải dựng mô hình hành lang trong kho để tập di chuyển hàng.

Sau khi mở thùng, nhân viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của tác phẩm và ghi nhận mọi hư hỏng, nếu có. Các chuyên gia bảo quản, như Lauren Fly từ studio quản lý nghệ thuật và bảo tồn Fly Arts tại New York (Mỹ), sẽ được mời đến để khắc phục các vấn đề phát sinh.

Fly nhấn mạnh rằng khi mở bất kỳ món đồ nghệ thuật nào, người bảo quản cần phải làm từng bước vì đồ dễ bị hỏng như khung tranh có thể nứt và màu có thể bị bong tróc. Chúng ta cần hiểu rõ từng loại đồ vật và những khuyết điểm có thể tồn tại trước đó.

Khi chạm vào tác phẩm, nhân viên phải thông báo từng động tác để tránh sai sót. Sau khi lắp đặt xong, họ điều chỉnh hệ thống chiếu sáng và dán thông tin tác phẩm. Với vật thể 3D, họ dùng đĩa hút để nâng kính bảo quản sau đó đặt vật phẩm vào và khóa lại.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, công sức của hàng chục người sẽ trở nên vô hình. Tác phẩm sẽ trông như vừa được đưa đến đúng vị trí trong bảo tàng. McKee cho biết, cuối ngày, cảm giác nhẹ nhõm nhất là khi hộp kính đã được đóng lại.

Gấp 4 doanh thu nhờ 'chẻ' sân tennis thành sân pickleball

Nhiều người cải tạo sân tennis thành các sân pickleball, nhanh chóng đón trào lưu thể thao mới, giúp tăng doanh thu đáng kể vài tháng qua.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Lifestyle giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Thiên Thanh

Bạn có thể quan tâm