Thị trường nghệ thuật đang trải qua những thay đổi sâu sắc do sự chuyển giao thế hệ. Ảnh minh họa: @taetaetots. |
Theo khảo sát của Art Basel và UBS về thị trường sưu tầm toàn cầu, doanh số bán đấu giá trong 6 tháng đầu năm tại Christie's, Sotheby's, Phillips và Bonhams đã giảm 26% so với năm 2023 và 36% so với mức đỉnh điểm của thị trường vào năm 2021.
Số lượng nhà sưu tập giàu có được khảo sát có kế hoạch mua tác phẩm nghệ thuật trong năm tới đã giảm từ hơn 50% vào năm 2023 xuống còn 43%. Đồng thời, số người có kế hoạch bán tăng lên 55%, tương đương với việc có nhiều người bán hơn người mua trên thị trường, NBC News đưa tin.
"Giới siêu giàu đang thận trọng hơn trong việc chi tiêu cho nghệ thuật", Paul Donovan, chuyên gia kinh tế của UBS Global Wealth Management, nhận định.
Sự thận trọng của giới siêu giàu và bất ổn kinh tế và địa chính trị là những thách thức mà thị trường phải đối mặt. Ảnh minh họa: @julius.nam.pilgrim. |
Tuy nhiên, giới kinh doanh nghệ thuật vẫn nuôi hy vọng về sự phục hồi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và Art Basel Miami Beach (Mỹ) diễn ra vào tháng 12.
Khảo sát cho thấy có 91% nhà sưu tập giàu có lạc quan về hiệu suất của thị trường nghệ thuật toàn cầu trong 6 tháng tới, tăng từ 77% vào cuối năm 2023. Con số này cao hơn so với tỷ lệ lạc quan về thị trường chứng khoán (88%). Chỉ 3% nhà sưu tập có giá trị tài sản ròng cao bi quan về tương lai ngắn hạn của thị trường nghệ thuật.
Mặc dù mức chi tiêu trung bình cho nghệ thuật của các nhà sưu tập giàu có vẫn ổn định ở mức khoảng 50.000 USD/năm, nhiều chỉ số vẫn cho thấy thị trường sẽ tiếp tục suy giảm hoặc "giậm chân tại chỗ" trong năm nay.
Giới chuyên gia cho biết những lo ngại về địa chính trị, cùng với tình hình kinh tế ở châu Âu và Trung Quốc đang làm giảm niềm tin của người mua. Lãi suất cao cũng khiến việc đầu tư vào nghệ thuật trở nên kém hấp dẫn hơn, khi các nhà sưu tập có thể kiếm lợi nhuận ít nhất 5% từ tiền mặt và trái phiếu.
Các tác phẩm cổ điển và cận đại đang phải đối mặt với áp lực giảm giá do sự thiếu hụt nhu cầu. Ảnh minh họa: @_s_hj. |
Cũng giống như thị trường xe cổ, thị trường nghệ thuật đang trải qua sự thay đổi thế hệ, tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu.
Các nhà sưu tập lớn tuổi đang bán tháo những tác phẩm đắt tiền nhưng không phải là kiệt tác, trong khi thế hệ trẻ lại ưa chuộng những tác phẩm hiện đại, giá "mềm" hơn.
Theo báo cáo của UBS, xu hướng bán mạnh hơn mua chủ yếu ảnh hưởng đến khối lượng bán hàng. Các nhà sưu tập có xu hướng bán những tác phẩm có giá trị thấp hơn, trong khi các nhà cố vấn tập trung vào việc "tinh giản bộ sưu tập của khách hàng" bằng cách loại bỏ những tác phẩm không mong muốn hoặc không quan trọng.
Các chuyên gia cho biết sự khác biệt trong gu thẩm mỹ giữa các thế hệ đã dẫn đến tình trạng dư cung các tác phẩm Ấn tượng và Trừu tượng có giá trị lớn. Phân khúc cao cấp của thị trường nghệ thuật, hoặc các tác phẩm có giá từ 10 triệu USD trở lên, đang là phân khúc yếu nhất hiện nay.
Những nhà sưu tập trẻ tuổi, chủ yếu là thế hệ X và thế hệ millennials, chuộng mua những tác phẩm hiện đại, giá cả phải chăng hơn. Ảnh minh họa: @taetaetots. |
Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng
"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.
Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.