Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Họa sĩ robot AI đầu tiên đấu giá tranh, lên tới 195.000 USD

Tác phẩm "A.I. God" của họa sĩ trí tuệ nhân tạo Ai-Da Robot dự kiến được bán với giá lên đến 195.000 USD tại phiên đấu giá sắp tới của Sotheby's.

Sau nhiều năm "làm mưa làm gió" với NFT, AI và tiền điện tử, Sotheby's sắp tổ chức một sự kiện đấu giá đặc biệt: lần đầu tiên một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi robot hình người sẽ được gọi tên trên sàn đấu giá.

Nhân vật chính của sự kiện lịch sử này là robot Ai-Da, một nghệ sĩ AI đã hoạt động không mệt mỏi trong suốt 5 năm qua.

Từ việc sáng tác tại Đại kim tự tháp Giza, vẽ chân dung Hoàng gia Anh, gây ấn tượng tại sự kiện Venice Biennale (Italy) và Bảo tàng Thiết kế London (Anh), xuất hiện trong video âm nhạc của ban nhạc The 1975 cho đến việc đối thoại với các thành viên của Thượng viện Anh, Ai-Da đã khẳng định được vị thế của mình trong làng nghệ thuật. Giờ đây, với danh tiếng đã được củng cố, đã đến lúc Ai-Da chinh phục thị trường nghệ thuật, theo The Art Newspaper.

Nghe si AI,  A.I. God,  Ai-Da Robot,  hoa si AI,  AI ve tranh,  Sotheby’s dau gia,  dau gia Ai-Da Robot, anh 1

Tác phẩm A.I. God được Ai-Da Robot thực hiện.

Tác phẩm được chọn để đánh dấu sự kiện đấu giá lịch sử này là A.I. God, một bức tranh 3 tấm, trong đó Ai-Da trả lời câu hỏi lớn: Chúa trông như thế nào trong mắt một robot AI?

Câu trả lời, thú vị thay, lại là Alan Turing, cha đẻ của trí tuệ nhân tạo.

Hình ảnh Turing hiện lên trên mỗi tấm tranh, với phông nền là những đường nét tối tăm, khó hiểu. Tuy nhiên, với những thành kiến xã hội ăn sâu vào các trình tạo hình ảnh AI, việc "Chúa" được miêu tả là một người đàn ông da trắng, cạo râu sạch sẽ với biểu cảm vô cảm cũng không phải là điều gì quá bất ngờ.

Trước khi "lên sàn" tại Sotheby's, bức tranh A.I. God của Ai-Da đã từng được trưng bày tại Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu của Liên Hợp Quốc năm 2024. Tại đây, nghệ sĩ AI đã gặp gỡ Công chúa Beatrice và giới thiệu tác phẩm như một lời tri ân đến Alan Turing.

Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 31/10, cùng với các tác phẩm của những nghệ sĩ kỹ thuật số nổi tiếng như Refik Anadol và Pak. A.I. God được định giá 129.800-194.600 USD.

Meller chia sẻ với đài truyền hình Mỹ CBS rằng một phần tiền thu được sẽ được tái đầu tư vào dự án Ai-Da.

Nghe si AI,  A.I. God,  Ai-Da Robot,  hoa si AI,  AI ve tranh,  Sotheby’s dau gia,  dau gia Ai-Da Robot, anh 2

Chân dung nghệ sĩ AI Ai-Da.

Một số tác phẩm đáng chú ý khác trong phiên đấu giá bao gồm Doom Party của XCOPY (ước tính 800.000-1.500.000 USD) và Meridian 684 của Matt Deslauriers (ước tính 15.000-20.000 USD).

Ai-Da, họa sĩ robot đầu tiên trên thế giới, được "khai sinh" vào năm 2019 bởi Aidan Meller, một nhà quản lý phòng trưng bày người Anh. Với vẻ ngoài của một sinh viên nghệ thuật, Ai-Da được đặt theo tên của nhà toán học Ada Lovelace.

Robot này là sự kết hợp giữa phần cứng do một công ty ở Cornwall (Anh) cung cấp và thuật toán AI do các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) phát triển. Nhờ những cải tiến về phần mềm và khả năng vật lý, các tác phẩm của Ai-Da ngày càng trở nên tinh tế.

Về bản chất, Ai-Da là một cánh tay robot được kết nối với mạng lưới AI khổng lồ (10 nghìn tỷ biến áp được lập trình), cho phép "cô" tự sáng tạo nghệ thuật. Meller tin rằng A.I. God phản ánh những mối đe dọa từ AI mà Turing đã cảnh báo.

"Các tác phẩm của Ai-Da tiếp tục đặt ra câu hỏi về giới hạn của AI và cuộc đua toàn cầu để khai thác sức mạnh đó", Meller chia sẻ.

Porsche Turbo vào bảng màu Pantone

Sắc xám kim loại "Turbonite" của dòng xe Porsche Turbo chính thức được Viện màu sắc Pantone đưa vào danh sách xu hướng màu sắc Xuân/Hè năm 2025.

Tái thương mại trong ngành thời trang

Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.

Như Phương

Ảnh: Sotheby’s

Bạn có thể quan tâm