Nhóm đối tượng chịu tổn hại nhiều nhất bởi ô nhiễm không khí:
TS Trần Ngọc Đăng, chuyên gia y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, khẳng định hai nhóm chịu tổn hại nhiều nhất bởi ô nhiễm không khí là phụ nữ mang thai và trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. |
Bụi mịn trong không khí làm chức năng của cơ quan nào suy giảm nhanh chóng?
Theo TS Trần Ngọc Đăng, bụi mịn trong không khí sẽ làm cho chức năng phổi của nhóm này nhanh chóng suy giảm, gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe về lâu dài. |
Những tác động cấp tính có thể gây biểu hiện tức thời khi hít phải bụi mịn:
Những tác động cấp tính có thể gây biểu hiện tức thời như chảy nước mắt, khó thở, viêm mũi... |
Có thể bị nhồi máu cơ tim nếu hít phải bụi mịn trong thời gian dài?
Khi bụi thấm qua vòng phế nang, bám vào thành mạch máu sẽ tạo nên mảng xơ vữa gây tắc nghẽn dẫn đến nhồi máu cơ tim. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp hạng những chất ô nhiễm trong không khí có khả năng gây ung thư thuộc nhóm 1. |
Ô nhiễm không khí cao ảnh hưởng thai kỳ, gây ra chứng tự kỷ cho trẻ sau này?
Gần đây, các nhà khoa học công bố nhiều nghiên cứu khẳng định mức độ ô nhiễm không khí cao ảnh hưởng đến thai kỳ, gây ra chứng tự kỷ cho trẻ sau này. Cụ thể, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tiếp xúc lượng hạt mịn lớn tăng gấp đôi nguy cơ sinh con tự kỷ so với phụ nữ tiếp xúc với môi trường sạch, ít ô nhiễm |
Khẩu trang nào không bảo vệ được sức khỏe?
BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết các khẩu trang y tế hiện nay thường có hiệu quả lọc rất thấp, chỉ gồm 2-3 lớp vải không dệt. Bên cạnh đó, khẩu trang y tế cũng không đảm bảo độ kín để lọc các chất ô nhiễm có kích thước nhỏ. |
Người lớn và trẻ nhỏ nên chọn khẩu trang như thế nào để cản bụi mịn?
PGS.TS Phan Thu Phương, Phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho hay người dân, đặc biệt trẻ nhỏ, nên sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan chức năng chứng nhận (giúp cản bụi mịn). Khẩu trang phải ôm kín mặt, có gọng mũi và van thở lọc một chiều khi ra đường. Nếu không có khẩu trang đạt tiêu chuẩn, bạn có thể sử dụng hai khẩu trang y tế lồng vào nhau để tăng hiệu quả tránh bụi. |
Ngoài dùng khẩu trang, trẻ nhỏ cần được chuẩn bị gì khi đi ra ngoài?
TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần hạn chế ra ngoài trong thời điểm ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, phụ huynh cần cho trẻ mang khẩu trang đúng chuẩn. Ngoài ra, trẻ cần mang áo khoác và khăn để che chắn các bộ phận da, niêm mạc. Sau khi về nhà, cần vệ sinh da, mắt, mũi, miệng cho trẻ bằng xà phòng và dung dịch nước muối sinh lý. Về dinh dưỡng, phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, tiêm ngừa, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. |
Không có máy lọc không khí, làm gì để trong nhà luôn thông thoáng?
TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, cho hay ngoài việc thường xuyên quét nhà, lau sàn, trồng thêm nhiều cây xanh cũng làm giảm thiểu các chất ô nhiễm, đặc biệt có nguồn gốc hữu cơ như NO, CO, CO2, SO2,... Đặc biệt, các loại cây có khả năng thải oxy ngay cả ban đêm như trầu bà, lưỡi hổ. |