Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách giảm đau nhức xương khớp hậu Covid-19

Theo bác sĩ, việc tăng cường tập luyện kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp quan trọng để giảm đau nhức xương khớp.

Mẹ tôi 57 tuổi, mắc Covid-19 và may mắn đã khỏi. Nhưng hiện tại bà hay bị đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn, thỉnh thoảng lại khó thở, mất ngủ và người cứ như mất sức, nghi do di chứng hậu Covid-19. Nhờ bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.

Bác sĩ Paul D’Alfonso, tốt nghiệp bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tại trường Life Chiropractic College West (Mỹ)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những triệu chứng hậu Covid-19 thường gặp là:

- Khó thở hoặc thở gấp.

- Đau nhức xương khớp (tay, chân, lưng).

- Mất thăng bằng, suy giảm chức năng vận động.

- Yếu cơ, tay chân mất sức.

- Cơ thể dễ mệt mỏi.

Với người bị đau nhức xương khớp, có nhiều cách giảm đau từ chườm, bôi thuốc, uống thuốc đến các phương pháp trị liệu bảo tồn không dùng thuốc như nắn chỉnh cột sống, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để nâng tầm vận động, tăng cường chức năng hô hấp.

- Vật lý trị liệu: Dùng kỹ thuật tay chuyên biệt kết hợp với công nghệ sóng siêu âm và điện xung trị liệu, để tác động sâu vào mô mềm để tăng tuần hoàn mạch máu, giải tỏa căng thẳng tại cơ bắp, giảm đau cơ, cứng cơ, mỏi cơ, cũng như nâng tầm vận động cho các cơ.

- Phục hồi chức năng: Ứng dụng hệ thống thiết bị phục hồi chức năng và các bài tập chuyên sâu cho từng vùng trên cơ thể (cổ, vai, lưng, tay chân…) nhằm cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường khả năng vận động ở các khớp.

- Trị liệu nắn chỉnh cột sống: Với tác dụng giải phóng áp lực chèn ép tại đốt sống và các khớp, đặc biệt là vị trí ngực (giúp lồng ngực giãn nở tốt hơn, cải thiện khả năng hô hấp); thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể.

Để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, tốt nhất là người bệnh nên tầm soát sức khỏe cột sống để được chẩn đoán chính xác.

Bên cạnh đó, việc giữ cho hệ hô hấp ổn định sẽ giúp tuần hoàn máu lưu thông tối đa, giảm tình trạng thở gấp, khó thở; hỗ trợ quá trình phục hồi đau xương khớp diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Người bệnh có thể tập thở theo 2 bài tập thở phổ biến như thở cơ hoành và thở mím môi.

- Thở cơ hoành

Bước 1: Đặt tay ở bụng dưới, khép môi và đặt lưỡi lên vòm miệng.

Bước 2: Hít vào bằng mũi và đưa không khí xuống bụng.

Bước 3: Từ từ thở ra bằng mũi.

- Thở mím môi

Bước 1: Hít vào bằng mũi rồi khép miệng.

Bước 2: Từ từ thở ra bằng miệng, sao cho thời gian thở ra chậm một nửa so với khi hít vào.

Lưu ý quan trọng là người bệnh cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng đủ chất và hợp lý, bổ sung đủ nước, chất xơ protein, tinh bột và vitamin trong rau xanh, trái cây.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn đường, không uống rượu, cà phê, trà vì có thể gây khó ngủ; không hút thuốc vì gây hại cho phổi, cơ quan bị suy yếu nhất sau quá trình chống chọi với SARS-CoV-2.

Quá trình phục hồi hậu Covid-19 đòi hỏi sự kiên trì và tinh thần lạc quan. Do đó, bạn hãy vững tin rằng cơ thể bạn đang dần tốt lên mỗi ngày, chăm chỉ thể dục, bổ sung dinh dưỡng và giữ cho bản thân luôn vui vẻ là cách hiệu quả nhất để nhanh chóng vượt qua di chứng hậu Covid-19.

Ba điều cần làm khi gia đình có người nguy cơ cao mắc Covid-19

Người thuộc nhóm nguy cơ cần được chuyển viện kịp thời để tránh tình huống trở nặng, giảm nguy cơ tử vong bởi Covid-19.

Độc giả Bảo Anh

Bạn có thể quan tâm