Không có số liệu cụ thể về tần suất, tuy nhiên, người bình thường sẽ đi tiểu 4-10 lần mỗi ngày, phụ nữ mang thai có thể sẽ đi nhiều lần hơn. Ảnh: Bumpboxes. |
Mặc dù đây là triệu chứng gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu đi tiểu tăng lên là việc không thể tránh khỏi khi mang thai.
Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu mang thai?
Trả lời phỏng vấn trang Today’s Parent, bác sĩ Batya Grundland, hiện làm việc tại bệnh viện Đại học Phụ nữ Toronto (Canada), cho biết: “Giống như ốm nghén và mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần trong ngày là biểu hiện rất phổ biến khi mang thai, ngay cả khi mới bắt đầu thai kỳ. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu duy nhất. Thông thường, nó đi kèm với trễ kinh, mệt mỏi và căng tức ngực”.
Tại sao khi mang thai lại đi tiểu nhiều?
Bà Grundland giải thích trong giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng từ tuần 6-20), việc đi tiểu nhiều liên quan đến một số thay đổi nội tiết tố đang diễn ra trong cơ thể.
Các hormone kích thích thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Bàng quang của phụ nữ cũng chịu chèn ép vật lý do em bé lớn lên mỗi ngày nên không trữ được lượng nước tiểu như bình thường.
Tần suất đi tiểu hợp lý khi mang thai?
Không có số liệu cụ thể về tần suất, tuy nhiên, người bình thường sẽ đi tiểu 4-10 lần mỗi ngày, phụ nữ mang thai có thể sẽ đi nhiều lần hơn.
Bác sĩ sản khoa Grundland chia sẻ: “Mỗi người có tần suất khác nhau. Đây là hiện tượng rất bình thường của phụ nữ khi mang thai nên không cần quá lo lắng nếu không có thay đổi về chất lượng nước tiểu”.
Có cách nào hạn chế số lần đi tiểu không?
Bác sĩ Grundland nói: “Không có cách nào cả, đây là việc không thể tránh khỏi”.
Nhưng mẹ bầu có thể giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể, vì đây là chất lợi tiểu. Bộ Y tế Canada cũng khuyến nghị phụ nữ mang thai không nên uống quá 300 mg caffeine mỗi ngày.
Có thể, đi tiểu nhiều lần khiến mẹ bầu khó chịu, nhưng vẫn cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và em bé.
Bàng quang của phụ nữ cũng chịu chèn ép vật lý do em bé lớn lên mỗi ngày nên không trữ được lượng nước tiểu như bình thường. Ảnh: Parents. |
Khi đến giờ đi tiểu, thai phụ nên đi từ từ chậm rãi vào nhà vệ sinh, vừa đi vừa hít thở sâu. Mọi người tuyệt đối không nên nhịn tiểu rồi chạy ào vào nhà vệ sinh, điều này sẽ khiến não bộ nghĩ rằng đây là một phản ứng bình thường, dẫn đến việc tiểu không tự chủ.
Khi đi tiểu, thai phụ nhẹ nhàng nghiêng người về phía trước, đặt tay lên đầu gối để giúp làm rỗng bàng quang (và ruột) nhiều hơn. Mẹ bầu cố gắng đừng rặn. Điều này có thể khiến các cơ thắt lại và dẫn đến việc khó đi tiểu, đồng thời gây nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Khi đi tiểu hay hắt xì hoặc buồn cười, điều này có bình thường?
Khi mang thai, bàng quang của chúng ta phải chịu nhiều áp lực hơn, Khi đi tiểu, cơ thể chúng ta tiết ra một loại hormone gọi là relaxin, khiến dây chằng và cơ của chúng ta thư giãn, bao gồm cả cơ sàn chậu. Việc hắt xì hay buồn cười trong những trường hợp này là bình thường.
"Bạn có thể đeo một miếng đệm nhỏ hoặc nhớ đi vệ sinh thường xuyên để không bị rò rỉ khi hắt xì hay cười, gây bất tiện”, bác sĩ Grundland giải thích.
Bác sĩ khuyến nghị phụ nữ mang thai thực hiện các bài tập kegel để tăng cường cơ sàn chậu. Bài tập này giúp giảm tình trạng tiểu không tự chủ trước và sau khi sinh.
Những trường hợp cần lưu ý
Bác sĩ Grundland nói: “Đi tiểu thường xuyên kèm theo các triệu chứng như đau, tiểu ra máu, sốt cao hoặc ớn lạnh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gặp trong thai kỳ. Khi gặp phải trường hợp này, sản phụ nên đến ngay bệnh viện thăm khám”.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.