Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách kiểm soát cơn đau hậu Covid-19

Mẹ của tôi khỏi Covid-19 đã 2 tháng nhưng vẫn thường bị đau khớp, đau đầu, thỉnh thoảng có tức ngực. Mẹ tôi nên làm gì để giảm đau?

Mẹ của tôi khỏi Covid-19 đã 2 tháng nhưng vẫn thường bị đau khớp, đau đầu, thỉnh thoảng có tức ngực. Mẹ tôi nên làm gì để giảm đau? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19, Bộ Y tế

Đau là triệu chứng thường gặp của những người hồi phục sau khi mắc Covid-19. Cơn đau có thể ở các vùng cụ thể trên cơ thể (đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau ngực hoặc đau bụng) hoặc đau toàn chung chung, lan rộng.

Cơn đau dai dẳng (kéo dài hơn 3 tháng) có thể ảnh hưởng và dẫn đến mất ngủ, các mức độ mệt mỏi, tâm trạng và khả năng tập trung hoặc làm việc. Nếu gặp các triệu chứng đau cụ thể, ví dụ như đau ngực, mức độ đau trầm trọng hơn khi hoạt động, bạn có thể xin tư vấn của cán bộ y tế.

Lời khuyên về cách kiểm soát cơn đau:

- Đối với đau khớp, đau cơ hoặc đau toàn thân, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen sau khi ăn.

- Cán bộ y tế có thể kê các loại thuốc giảm đau nếu các thuốc nêu trên không có tác dụng.

- Có thể khó để loại bỏ hoàn toàn cơn đau dai dẳng. Bạn nên hướng tới việc kiểm soát được cơn đau để hoạt động và ngủ tốt hơn.

- Ngủ ngon có thể giúp giảm các triệu chứng đau. Căn thời gian sử dụng thuốc giảm đau trùng với thời gian ngủ sẽ hữu ích nếu cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

- Nghe nhạc thư giãn hoặc thiền cũng có thể giúp giảm mức độ đau.

- Sắp xếp các hoạt động hàng ngày là công cụ hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau của bạn. Các bài tập thể dục nhẹ cũng giúp cơ thể giải phóng các chất trong cơ thể, gọi là endorphin giúp giảm mức độ đau.

- Hãy yên tâm rằng đau là triệu chứng thường gặp và việc vượt qua cơn đau giống như giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn của cơn đau. Bạn có thể vượt qua các cơn đau đau nhẹ nhưng không nên cố gắng quá sức, vì điều đó khiến bạn đau và mệt mỏi hơn (tình trạng mệt mỏi sau gắng sức (PEM)).

Điều trị mất ngủ hậu Covid-19 bằng phương pháp vật lý trị liệu

Ngoài dùng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu như dùng từ trường, điện trường cao áp, cũng mang lại hiệu quả khả quan trong điều trị mất ngủ.

Độc giả Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm