Đối với nhiều tay vợt chuyên nghiệp, Giải quần vợt Mỹ mở rộng (US Open) không chỉ là những tuần thi đấu căng thẳng, mà còn là cơ hội vàng để tăng cường mối quan hệ với các thương hiệu lớn và thu hút thêm nhà tài trợ. Nhưng đôi khi, chính những bóng hồng bên cạnh các VĐV chuyên nghiệp mới là người bận rộn nhất, theo Forbes. “Tôi có lẽ cũng có nhiều hợp đồng quảng cáo như Tommy trong suốt US Open”, Paige Lorenze, bạn gái của ngôi sao người Mỹ Tommy Paul, chia sẻ. Nhà sáng tạo nội dung kiêm doanh nhân 26 tuổi dự kiến sẽ đăng tải trên mạng xã hội hoặc xuất hiện tại các sự kiện cho hơn 15 nhà tài trợ trong 2 tuần tới, đồng thời tổ chức một sự kiện giới thiệu Dairy Boy, thương hiệu thời trang riêng của cô. Ảnh: @paigelorenze. |
Lorenze là một trong những đại diện tiêu biểu cho làn sóng influencer mới trong giới quần vợt, khi các nhãn hàng ngày càng chú trọng đến việc tiếp cận đối tượng khán giả vượt ra khỏi cộng đồng yêu thể thao truyền thống. Với gần 700.000 người theo dõi trên Instagram, Lorenze ước tính có đến 80% là nữ giới và chỉ 10-15% là người hâm mộ đích thực của môn thể thao. Ảnh: @paigelorenze. |
Xu hướng này không chỉ giới hạn ở quần vợt mà còn lan rộng sang nhiều môn thể thao khác, đặc biệt là bóng đá và đua xe Công thức 1. Tuy nhiên, quần vợt vẫn giữ vị thế độc tôn trong mắt các nhà tiếp thị nhờ lịch trình thi đấu dày đặc quanh năm trên toàn cầu, mối liên hệ lâu đời với giới thượng lưu và truyền thống đưa hình ảnh khán đài vào các chương trình truyền hình quốc gia. Theo ước tính của Forbes, những sao mạng gắn liền với quần vợt như Lorenze, Morgan Riddle (bạn gái Taylor Fritz) hay Ayan Broomfield (bạn gái Frances Tiafoe) có thể thu về 1-3 triệu USD tiền quảng cáo thương hiệu trong năm nay. Ảnh: @moorrgs. |
Ashley Villa, người sáng lập và CEO của Rare Global, công ty chuyên quản lý tài năng nữ, cho biết các influencer này đã góp phần đưa "tenniscore", phong cách thời trang lấy cảm hứng từ quần vợt, trở thành xu hướng thịnh hành với phái nữ, bất kể họ có chơi môn thể thao này hay không. Không chỉ thu hút sự quan tâm của công chúng, các influencer thể thao còn có lợi thế đáng kể về mặt thương mại. Theo ước tính của Forbes, trên Instagram, giá trị mỗi bài đăng của nhóm influencer này dao động 30.000-60.000 USD, trong khi các influencer thông thường chỉ nhận được 5.000-25.000 USD cho mỗi bài đăng với lượng người theo dõi tương tự. Mức phí trên TikTok thấp hơn, nhưng các thương hiệu muốn quảng bá trên cả hai nền tảng sẽ phải chi trả tổng số tiền cao hơn. Ảnh: @ashleyrachel. |
Đầu năm 2023, công ty của Villa bắt đầu hợp tác với Morgan Riddle. Từ đó đến nay, bạn gái của tay vợt Taylor Fritz đã ký kết nhiều hợp đồng giá trị với các thương hiệu lớn như Grey Goose, Boss, Wilson, Bumble and bumble, David Yurman và Ole Henriksen. Tương tự, nhờ sức ảnh hưởng ngày càng tăng, Lorenze cũng đã ký hợp đồng với WME và trở thành đối tác của Target, Dove, Saint James Iced Tea và Wella. Các hợp đồng này thường có thời hạn một năm, yêu cầu các bài đăng có gắn thẻ, nhắc đến thương hiệu trong video và sử dụng sản phẩm khi xuất hiện trên khán đài. Mỗi hợp đồng như vậy có thể mang lại cho các bóng hồng 200.000-500.000 USD. Ảnh: @moorrgs. |
Dù bạn trai Frances Tiafoe là gương mặt đại diện của Nike, Ayan Broomfield (27 tuổi), vẫn tự tin quảng bá cho thương hiệu Wilson. "Tôi nghĩ tốt hơn hết là chúng tôi không nên có cùng nhà tài trợ. Mỗi người có một hướng đi riêng, tránh xung đột", cựu vô địch quần vợt quốc gia Canada chia sẻ. Mặc dù mới bắt đầu sáng tạo nội dung từ tháng 1 năm nay, Broomfield đã nhanh chóng tạo được sức hút lớn. Nhiều cô gái trẻ đến các giải đấu và chia sẻ rằng chính nội dung của Broomfield đã truyền cảm hứng cho họ đến tham dự. Thậm chí, một số giải đấu đã bắt đầu hợp tác trực tiếp với các nhà sáng tạo nội dung, tương tự như việc trả phí để mời các tay vợt tham gia. Ảnh: @ayan.broomfield. |
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.