1. Khi con đòi ăn đồ ngọt: Tiến sĩ David Walsh, tác giả cuốn sách No: Why Kids of All Ages Need to Hear It and Ways Parents Can Say It, gợi ý khi trẻ đòi đồ ngọt, cha mẹ nên đưa ra một số lựa chọn thay thế lành mạnh hơn, ví dụ như sữa chua. Phụ huynh lưu ý không nên cấm con ăn đồ ngọt bằng việc sử dụng các từ như "xấu", "không lành mạnh", "sâu răng"... vì điều đó có thể khiến con nảy sinh cảm xúc tiêu cực với đồ ăn. Thay vào đó, bạn nên giải thích với con rằng một số loại thực phẩm khác có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn kẹo, giúp con suy nghĩ tốt hơn, chạy nhanh hơn... |
2. Con ném đồ chơi của người khác: Nếu con có hành vi ném, đập phá đồ chơi của người khác, đôi khi đó không phải là dấu hiệu của sự ghen tị, mà chỉ đơn giản là con cho rằng điều đó sẽ rất vui. Nếu con làm hỏng đồ chơi của người khác, thay vì la mắng hay ra lệnh cho con, cha mẹ nên làm gương bằng cách sắp xếp lại món đồ chơi đó và chơi một cách nhẹ nhàng để con học theo. |
3. Đối xử thô bạo với thú cưng hoặc cây cối: Nếu con bạn có hành động thô bạo với vật nuôi hoặc cây cối, bạn nên nói với con rằng thực vật, động vật cũng là sự sống. Cách tiếp cận này giúp trẻ phát triển sự đồng cảm và nhận thức rõ hơn về các sinh vật sống khác. Bạn hãy giao cho con trách nhiệm học cách đối xử tôn trọng với cây cối, động vật và thiên nhiên, cách này sẽ tốt hơn nói không với con. |
4. Gây gổ với anh, chị, em trong nhà: Nhà trị liệu hôn nhân gia đình Linda Shook Sorkin nói rằng việc cấm con "không được đánh" sẽ không hiệu quả vì trẻ nhỏ chưa hiểu hết ý nghĩa của việc đánh người khác. Điều quan trọng là ngăn chặn hành vi của con và dặn con không được đánh người khác khi tức giận. "Bạn cũng có thể yêu cầu con ôm anh, chị, em để vun đắp tình cảm, giúp con lấy lại bình tĩnh khi con nổi giận hoặc thất vọng", nhà trị liệu khuyên. |
5. Mè nheo, vòi vĩnh: Trẻ nhỏ có xu hướng mè nheo, vòi vĩnh khi muốn có được một điều gì đó. Lúc này, cấm con không được mè nheo chỉ khiến con ầm ĩ hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích sử dụng những từ cơ bản để nói ra mong muốn của bản thân. Cách này giúp trẻ cảm thấy bản thân được lắng nghe và phản hồi. Đó cũng là bài học cho trẻ hiểu rằng các em có quyền lựa chọn trong nhiều trường hợp khác nhau và các em được người lớn tôn trọng sự lựa chọn đó, theo Parents. |
6. Thử làm điều gì đó nguy hiểm: Đôi khi, việc nói "không" sẽ không đủ để trẻ hiểu về những mối nguy hiểm xung quanh. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng những tính từ, động từ mạnh và giọng điệu cấp bách để truyền đạt đến con. Phụ huynh nên nhớ rằng bạn tích cực giao tiếp với con thì việc truyền đạt thông tin mới có hiệu quả, từ đó con sẽ học và nhớ được những điều mà bạn muốn nói với con. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.