Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách ngăn ngừa đau đầu do thay đổi thời tiết

Để phòng ngừa các cơn đau đầu do thời tiết, bạn nên uống đủ nước, cung cấp vitamin C từ bữa ăn và hạn chế mặc trang phục tối màu khi ra ngoài trời nắng.

Khi thời tiết nắng nóng, mọi người không nên vận động quá nhiều. Ảnh: Herminahospitals.

Đau đầu do thay đổi thời tiết là tình trạng phổ biến khi tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nó thường gây ra các cơn đau âm ỉ quanh trán, 2 bên thái dương và có thể giật theo mạch máu đập.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hữu Khánh, khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), thông thường, đau đầu do nắng nóng có thể tự biến mất sau 3-4 giờ khi người bệnh được cung cấp đủ nước, nghỉ ngơi nhiều và chườm mát để hạ nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể ngăn ngừa được nếu người dân lưu ý 4 điều dưới đây:

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Bác sĩ Khánh cho biết bạn nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết nắng nóng vì ánh nắng không chỉ khiến da sạm màu, dễ kích ứng mà còn làm tình trạng đau đầu dễ khởi phát hơn.

Khi bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên đội mũ và sử dụng các thiết bị chống nắng, đặc biệt trong thời điểm 11-15h. Tuy nhiên, các loại áo, mũ màu đen hoặc tối màu nên hạn chế mặc ra ngoài trời nắng vì chúng có tính hấp thụ nhiệt.

Việc đeo kính mát cũng làm giảm sự tác động của ánh nắng mặt trời lên dây thần kinh thị giác. Điều này giúp hạn chế cơn đau đầu và làm giảm tình trạng chóng mặt hay say nắng.

Bổ sung đủ nước

Nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, từ đó dẫn đến mất nước và điện giải. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi thoát ra và cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Theo bác sĩ Khánh, khi bạn làm việc trong môi trường nóng, bạn cần uống khoảng 1/2 đến một ly nước/giờ (khoảng 250 ml) và không nên uống nước lạnh vì có thể thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể. Việc uống nước ép từ các loại trái cây tự nhiên có thể bù đắp muối và chất khoáng hiệu quả cho cơ thể.

Tuy nhiên, khi mắc các vấn đề về gan, thận, tim (những bệnh lý liên quan đến dự trữ nước), bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc bổ sung nước vào mùa nắng nóng.

dau dau anh 1

Trong trời nắng nóng, bạn nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây, cũng như bổ sung rau củ chứa vitamin C. Ảnh: Pexels.

Vận động điều độ

Trong thời tiết nóng, bạn không nên vận động quá nhiều hoặc làm việc gắng sức. Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đuối sức, bạn hãy dừng tất cả hoạt động và lựa chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, nếu có thể, bạn hãy thay đổi thời gian hoạt động ngoài trời sang lúc mát mẻ hơn trong ngày như buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Tập thể dục cũng là cách để điều hòa, lưu thông máu trong cơ thể và giảm căng thẳng.

Sinh hoạt điều độ

Thói quen sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. Bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, hiện tượng thiếu ngủ, mất ngủ cũng diễn ra thường xuyên hơn.

Do đó, bạn cần cố gắng ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe và hạn chế hiện tượng đau đầu hay mệt mỏi khi trời nóng.

Đồng thời, bạn cần bổ sung thêm rau có chứa vitamin C như chuối, cam, quýt... trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, thanh nhiệt, tạo điều kiện để cơ thể chống lại cái nóng của mùa hè.

Pha cà phê sai cách dẫn đến thảm họa dinh dưỡng

Nếu bạn là người cuồng cà phê thì không thể bỏ cuốn sách Thánh kinh của những tín đồ cà phê. Trong sách này, tác giả Bob Arnot đã chỉ ra nhiều lợi ích của việc uống cà phê như giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân... Ngoài ra, để có cốc cà phê thơm ngon và bổ dưỡng, ông còn hướng dẫn cách chọn công cụ pha chế, cách ướp lạnh hạt cà phê, tỷ lệ pha với nước và nhiệt độ thích hợp.

Chăm sóc trẻ trong thời tiết nắng nóng

Theo chuyên gia, 3 nhóm bệnh thường gặp ở trẻ trong thời tiết nắng nóng gồm nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn; viêm hô hấp do các loại siêu vi và da liễu.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm