Không ít người đang cắt giảm bữa ăn để có tiền đi du lịch, giải trí. |
Với những người mới xây dựng sự nghiệp, họ sẽ ít mắc kẹt trong các khoản vay thế chấp. Tuy nhiên, khi áp lực chi phí sinh hoạt gia tăng, bao gồm tiền thuê nhà, ăn uống đắt đỏ hơn, khả năng chi tiêu của người trẻ sẽ bị thắt chặt đáng kể.
Millie Muroi, cây viết của Sydney Morning Herald, chia sẻ cô đã tự tẩy tóc, đi bộ mua hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển, sử dụng đồ cũ cho phòng ngủ từ lúc chuyển đến một thành phố mới.
Theo Muroi, những người lần đầu bước vào cuộc sống trưởng thành có cách tích cóp tiền bạc khác với số đông còn lại khi họ đặt ra các yếu tố riêng cho chi tiêu tùy ý (khoản chi không cần thiết).
Trong một báo cáo vào tháng 6/2023, ngân hàng Commonwealth ghi nhận ít nhất hai xu hướng tiêu xài của người tiêu dùng.
Đầu tiên là những khách hàng dưới 35 tuổi, đang thuê nhà, cảm thấy chật vật với tiền sinh hoạt tăng cao và phải cắt giảm kha khá chi phí.
Trên thực tế, tiền nhà mà họ phải trả đã tăng hơn 14% tính đến tháng 2/2023.
Như Cục Thống kê Australia đã chỉ ra, việc tăng tiền thuê chỗ ở với những người thuộc nhóm 10% có thu nhập thấp nhất sẽ làm hạ sức chi cho các hạng mục khác so với nhóm còn lại.
Chi phí sinh hoạt tăng khiến người trẻ phải cắt giảm nhiều nhu cầu cần thiết. Ảnh: Pexels. |
Muroi cho biết trong đợt cắt giảm đầu tiên, cô đã hủy các dịch vụ phát trực tuyến như Binge, đặt đồ ăn qua mạng và nghỉ tập vật lý trị liệu khi bị thương.
Thế nhưng, Muroi lại từ chối loại bỏ chi tiêu cho một số hạng mục liên quan đến thể thao: 500 USD để đăng ký một đội bóng đá và hơn 1000 USD/năm cho phí đội bóng chuyền và bóng lưới.
Có lẽ điều đó nói lên xu hướng thứ hai được Commonwealth ghi nhận: sự bùng nổ trong chi tiêu tùy ý, đặc biệt là đi du lịch (tăng 39%), ăn uống bên ngoài (tăng 8,5%) và giải trí (tăng 10,8%).
“Tôi sẽ tiêu ít hơn cho thực phẩm bằng cách nấu ăn ở nhà, nhưng không thể cắt các hoạt động thể thao. Vì chúng giúp tôi củng cố các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp”, Muroi nói.
Muroi cho rằng những chuyến đi là một mục tiêu quan trọng vì nó thúc đẩy cô mở mang kiến thức. Đặc biệt là sau thời gian dài bị cấm đi lại do đại dịch Covid-19.
Giống như nhiều người trẻ, Muroi thiếu một quỹ tiết kiệm đủ để tăng chi tiêu nhiều hơn tỷ lệ lạm phát.
Vì vậy, để có tiền cung cấp cho các hoạt động “tùy ý”, cô đã cắt xén những thứ mà phần lớn người coi là cần thiết.
Theo một khảo sát của Ngân hàng Quốc gia Australia trong quý II năm 2023, gần một nửa số giới trẻ tuổi bỏ bữa để dành dụm tiền. Họ sử dụng các biện pháp như hạn chế đồ ăn vặt, không gọi giao hàng nhanh và mua cà phê mang đi.
Không phải ai trong số này cũng may mắn còn dư tiền sau khi chi trả cho những nhu cầu thiết yếu.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.