Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách truyền thông hiện đại định hình Giáng sinh

Thông qua quảng cáo, các doanh nghiệp đã biến Giáng sinh thành một ngày lễ gắn với mua sắm, tặng quà, thúc đẩy tiêu dùng.

Ngày 25/12 hàng năm được biết tới là lễ Giáng sinh - kỷ niệm ngày Chúa Jesus chào đời. Trong đó, huyền thoại về 3 vị vua có chuyến hành trình xa để tặng quà cho vị vua nhỏ mới sinh chính là khởi nguồn cho truyền thống tặng quà vào dịp này của Cơ đốc giáo hiện đại.

Theo The Conversation, những món quà ban đầu thường là trái cây hoặc các loại hạt. Nhưng khi ngày lễ này trở nên quan trọng, những món quà cũng dần lớn và mang tính chất phô trương hơn, được đặt dưới gốc cây và là vật đại diện cho tình cảm mọi người dành cho nhau.

Ý nghĩa ban đầu

Lễ Giáng sinh như chúng ta biết ngày nay bắt nguồn từ nước Anh thời Victoria. Vào thời đó, Giáng sinh được coi là một lễ kỷ niệm gia đình, với việc tặng quà, cây thông và bữa ăn thân mật trở thành trọng tâm.

Người Anh theo truyền thống đã kỷ niệm ngày ra đời của Chúa Jesus (Christ) với một thánh lễ tôn giáo (mass). Vì vậy, từ "Christ" được ghép với "mass" để biểu trưng cho ngày lễ này.

Tiểu thuyết gia Charles Dickens đã định nghĩa lễ Giáng sinh ở Anh bằng câu chuyện của ông, A Christmas Carol, liên kết các giá trị Cơ đốc giáo với ý tưởng chia sẻ và "tinh thần hào phóng lễ hội".

Cuốn sách của ông đã giúp truyền bá những điều xảy ra ở Anh và được cho là giúp lan rộng truyền thống của ngày lễ này.

Tác phẩm của Charles đã cháy hàng trong lần in đầu tiên vào năm 1843, tạo ra tiếng vang cho sự phục hưng kỳ nghỉ lễ Giáng sinh giữa thời Victoria bằng cách phản ánh và củng cố tầm nhìn của người Dickensian về ngày kỷ niệm.

y nghia giang sinh anh 1

Hình ảnh Ông già Noel được vẽ năm 1879, đội vương miện bằng nhựa ruồi và mang một chiếc bát lớn để phát quà cho trẻ em.

"Old Father Christmas" (Ông già Noel) là biểu tượng dân gian lâu đời của Anh gắn liền với lễ Giáng sinh, lần xuất hiện đầu tiên có thể được xác định vào giữa thế kỷ 17 như một biểu tượng của sự vui vẻ.

Vào đầu thế kỷ 19, Ông già Noel được miêu tả là một người đàn ông gầy gò, người khuyến khích uống rượu và tiệc tùng trong kỳ nghỉ lễ.

Nhưng đến năm 1874, hình tượng Ông già Noel đã phát triển thành một người đàn ông tròn trịa, vui vẻ, mặc áo choàng lông màu đỏ và xanh lá cây và đội cây nhựa ruồi trên đầu.

Phiên bản đầu tiên của Ông già Noel chủ yếu liên quan đến lễ kỷ niệm dành cho người lớn. Nhưng trong thời Victoria, với sự tập trung mới vào gia đình, Ông già Noel bắt đầu được liên kết với ý tưởng của người tặng quà.

Giáng sinh gắn với chủ nghĩa tiêu dùng

Hình ảnh Giáng sinh được tái hiện trong văn hóa đại chúng thông qua các phương tiện thông tin truyền thông như báo, tạp chí, sản phẩm âm nhạc. Tất cả thông tin được truyền tải đã xác định một cách trực quan về Lễ Giáng sinh và cách nó nên được tổ chức.

Đến thế kỷ 20, quảng cáo hàng loạt trở nên phổ biến. Các thông điệp tiêu dùng được truyền tải đến công chúng thông qua các bảng quảng cáo, tạp chí, đài phát thanh và sau đó là hình ảnh chuyển động trên truyền hình.

Quảng cáo đại chúng đã biến ý tưởng tặng quà trong Giáng sinh thành một xu hướng chủ đạo, và cuối cùng định nghĩa chính Giáng sinh - đây là ngày tặng quà.

Các doanh nghiệp nhận ra rằng ngày này có thể là một cơ hội kiếm tiền tuyệt vời. Các quảng cáo theo mùa bắt đầu nhấn mạnh hành động "tặng quà" như một phần quan trọng trong thời gian Giáng sinh, bằng cách để Ông già Noel trưng bày các sản phẩm có thương hiệu cho một thị trường tiêu dùng đang phát triển.

y nghia giang sinh anh 2

Các doanh nghiệp đã cố gắng biến Giáng sinh thành một ngày hội tiêu dùng, thúc đẩy văn hóa tặng quà. Ảnh: Pexels.

Mối liên hệ giữa biểu tượng Giáng sinh và hàng tiêu dùng đã được thể hiện rất rõ ràng trong quảng cáo. Quảng cáo lấy câu chuyện ngụ ngôn về Ông già Noel và liên kết ông với các thương hiệu vật lý, biến huyền thoại thành hiện thực, thứ có thể chạm, ngửi và trải nghiệm.

Năm 1937, hãng Coca Cola đã giới thiệu với thế giới một phiên bản đơn giản và dễ tiếp cận hơn của Ông già Noel trong trang phục màu đỏ của Coca-Cola, lần này không có áo choàng truyền thống.

Trong quảng cáo của họ, ông được đặt tên là Santa Claus, theo truyền thống của Mỹ. Ông già Noel đã trở thành hiện thân của thương hiệu và mang đến cho thứ chất lỏng màu nâu một cá tính, liên kết đồ uống này với một trong những lễ kỷ niệm vui vẻ nhất hàng năm của phương Tây.

Coke lặp lại cùng một thông điệp vào mỗi tháng 12 và cái tên "Santa" dần thay thế "Father Christmas" theo cách nói phổ biến ở Anh. Điều này dẫn đến việc người đàn ông mặc áo choàng đỏ trở thành biểu tượng gắn liền với Giáng sinh nhất.

Ở Anh, các thương hiệu tiếp tục thể hiện ý tưởng, được phản ánh bởi Dickens, rằng Giáng sinh là thời điểm để ăn mừng và đoàn tụ gia đình.

Nữ hoàng Victoria và Albert đã tổ chức lễ kỷ niệm bằng một cây thông Noel, và dần dần ý tưởng đặt quà dưới một cây thông được trang trí bắt đầu phổ biến.

Vào thế kỷ 20, ý tưởng về Ông già Noel mang quà và đặt chúng dưới gốc cây thông trở nên phổ biến, nó liên kết khái niệm Ông già Noel phân phát quà với niềm vui chia sẻ.

Ví dụ, một quảng cáo bán máy ghi âm năm 1965 cho thấy một gia đình người Anh đang mở quà vào một buổi sáng Giáng sinh đang ghi lại cảnh một đứa trẻ đang chơi với món quà chiếc trống mới. Hình ảnh này cố gắng thuyết phục người tiêu dùng rằng họ có thể thể hiện "tình yêu" thông qua hành động tặng quà, một ý tưởng vẫn còn sức hút thực sự cho đến ngày nay.

Quảng cáo Giáng sinh hiện đại tiếp tục truyền bá quan điểm này. Tất nhiên, chúng ta nên vui mừng khi ngày lễ trở nên phổ biến. Nhưng ý nghĩa của nó giờ đây gắn liền với tiêu dùng phô trương, kinh doanh phát đạt khiến mọi người hài lòng.

Giá trị của việc đọc kỹ

Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến ​​thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Tận hưởng Giáng sinh một mình

Thay vì tụ tập, đi chơi, nhiều người dành khoảng thời gian nghỉ lễ cho bản thân, tận hưởng khoảng thời gian một mình.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm