Khuyến khích trẻ nói sự thật: Thay vì trách mắng, cha mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi sự trung thực của con. Khi trẻ nói thật nhưng lại bị cha mẹ mắng mỏ, trừng phạt, con sẽ thấy việc nói đúng sự thật không có lợi cho mình. Điều đó càng khiến con muốn nói dối để tránh bị phạt. Ảnh: Verywellfamily. |
Giải thích cho con về hậu quả của nói dối: Cha mẹ cần bình tĩnh nói chuyện với con về việc nói dối không tốt như thế nào, ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa mọi người, điều đó có thể khiến gia đình và bạn bè không tin tưởng con nữa... Cha mẹ cũng cần nhấn mạnh sự khác biệt giữa lợi ích của nói thật và tác hại khi nói dối để trẻ nhận thức tốt hơn. Ảnh: Todaysparent. |
Không buộc tội con: Để trẻ tự nói ra sự thật, phụ huynh cần linh hoạt trong cách ứng xử của mình. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi con: "Tại sao những chiếc bút màu này lại rơi khắp thảm nhỉ? Mẹ ước có ai đó nhặt lên giúp mẹ". Việc cha mẹ nhẹ nhàng hỏi như vậy khiến trẻ an tâm, không sợ hãi, sẽ tự nguyện nói ra sự thật. Ảnh: Thecut. |
Đừng gọi con là "đồ nói dối": Cha mẹ nên nói với con việc bạn biết rằng con không nói sự thật. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng tránh liên tục hỏi trẻ xem chúng có nói thật không, đặc biệt là không được gọi con là "đồ nói dối". Điều này có thể gây tổn thương đến tâm lý của con. Đặc biệt, khả năng cao con sẽ thực sự tin mình là kẻ nói dối và đi nói dối khắp nơi. Ảnh: Paulekman. |
Không đặt quá nhiều áp lực lên trẻ: Đôi khi, nhiều cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con, bắt ép trẻ phải đạt được bằng mọi cách. Trẻ không hiểu hết những gì cha mẹ mong muốn và cũng chưa chắc thực hiện được chúng. Điều này vô tình khiến trẻ nói dối để tránh cha mẹ không thất vọng vì mình. Ảnh: Tutsuper. |