Các trò chơi khăm từng rất thịnh hành trong thế kỷ 20 đã trở thành dĩ vãng. |
Theo ký ức của Thomas Hobbs, cây viết của VICE, các cuộc gọi chơi khăm từng rất phổ biến vào năm 2011. Một trong những ý tưởng thịnh hành nhất là giả làm người thân, bạn bè để gọi cho “con mồi” và bịa đặt tình huống nào đó.
Người thực hiện cần phải có đầu óc linh hoạt và sự chuẩn bị từ trước. Khác với những hành vi phạm tội với mục đích tống tiền, lừa đảo, trò chơi này chỉ nhằm trêu chọc và mang lại tiếng cười.
Thomas (sống tại thành phố Liverpool, Anh) cũng từng tham gia các vụ trêu đùa bạn bè và đăng video đó lên mạng. Cho đến nay, đoạn clip đã đạt được 113.000 lượt xem kèm theo nhiều bình luận tương tác.
Bị lợi dụng để lừa đảo
11 năm trôi qua, cuộc gọi chơi khăm ngày càng giống như một di tích của văn hóa đại chúng trong thế giới hiện đại. Khi công nghệ phát triển hơn, phần lớn người dùng chuyển sang sử dụng tin nhắn, Zoom để liên lạc với nhau.
Một nghiên cứu từ BankMyCell cho thấy nhiều người thuộc thế hệ thiên niên kỷ và Gen Z chủ động tránh nhận cuộc gọi điện thoại.
75% làm như vậy vì chúng “quá tốn thời gian”. Hầu như Gen Z chỉ thực sự nghe cuộc gọi từ cha mẹ. Ngoài ra, họ dùng tin nhắn thoại và meme trên Instagram để kết nối với bạn bè.
Vì thế, thực hiện một trò chơi khăm không mang lại cảm giác hồi hộp hay tính tức thời như trước.
Ngày nay, nhiều tên tội phạm lợi dùng chiêu thức này để lừa đảo và sử dụng giọng nói giả mạo của CEO nhằm tống tiền ngân hàng.
“Tôi không nghĩ rằng nó đã trở thành trò đùa trong nhiều thập kỷ. Giờ đây, khi nói về những cuộc gọi phiền toái, tôi chỉ sợ kẻ xấu sẽ lấy tiền của mình. Theo tôi, nó không nhất thiết phải quay trở lại”, Scott Wark, giảng viên nghiên cứu truyền thông tại Đại học Kent, nói.
Giới trẻ ngày nay không còn chuộng trò giả mạo cuộc gọi. Ảnh: Insider. |
Một trong những cuộc gọi chơi khăm đầu tiên được ghi lại đã có từ năm 1876. Nhóm thực hiện đã bịa ra câu chuyện có người chết và yêu cầu nhà dịch vụ tang lễ địa phương cho họ mượn quan tài.
Khi bước sang thế kỷ 20, xu hướng này được nhiều thanh thiếu niên yêu thích và sử dụng trong lúc buồn chán.
Adam Sandler từng nghe thấy giọng nói của mình trong vai một diễn viên hài đang phàn nàn với chủ tiệm đồ ăn nhanh ở địa phương về các vấn đề tiêu hóa.
Một người đàn ông Canada đã chơi khăm thành công Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1995.
Không ai thích bị chơi khăm
Theo Phil Lapsley, một kỹ sư và là tác giả của Exploding The Phone, cuốn sách theo dõi sự phát triển của công nghệ và những nỗ lực nhằm xóa bỏ cuộc gọi rác, sự gia tăng của vấn đề này đến từ các lý do đơn giản.
“Ngày xưa, chúng được thực hiện một cách ẩn danh. Cho đến những năm 1980, ID người gọi vẫn chưa phát triển. Điều này mang lại lợi thế rất lớn cho những kẻ thích trêu chọc người khác”, Phil giải thích qua email.
Scott Wark cũng đồng tình với ý kiến của Phil Lapsley. Anh cho rằng những cuộc gọi quấy phá chỉ nhằm mang lại sự vui vẻ. Tuy nhiên, ở mặt tiêu cực, nó sẽ làm suy yếu các cách giao tiếp thông thường và tăng mức độ nghi ngờ trong xã hội.
Tại xứ sở sương mù, một trong những thứ củng cố trò chơi khăm như hiện tượng văn hóa là Fonejacker của E4, chương trình phác thảo hài kịch đoạt giải BAFTA do Ed Tracy và Kayvan Novak sáng tạo.
Các cuộc gọi chơi khăm đã trở thành dĩ vãng. Ảnh: VICE. |
“Sau khi trêu chọc ai đó trên Fonejacker, bạn phải gọi lại cho họ và yêu cầu ký vào các biểu mẫu bảo mật, nếu không nó sẽ không được xuất hiện trên TV. Hồi nhỏ, chúng tôi thường bịa ra một thứ gì đó ngớ ngẩn và gọi là Childline. Mọi người ở trường gắn kết với nhau bằng cách thực hiện các cuộc gọi giả”, một nam diễn viên chia sẻ.
Tuy nhiên, khi các cuộc gọi giả trở nên khó thực hiện, giá trị của chúng cũng bị xói mòn.
Theo quan sát của Lapsley, ngày nay ID người dùng rất phổ biến và hầu như quốc gia nào cũng đều phát triển hệ thống viễn thông. Vì thế, nhiều người có xu hướng phớt lờ các số không xác định và điều đó đã đặt dấu chấm hết cho những cuộc gọi chơi khăm.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.