Ngày 22/9, Công an huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho biết đang điều tra vụ chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cơ quan công an gọi điện, yêu cầu người dân cài đặt phần mềm VNeID giả mạo.
Theo đó, vào ngày 13/9, Công an huyện Đan Phượng tiếp nhận đơn trình báo của bà V. (SN 1982, ở Tân Lập, Đan Phượng) về việc có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an huyện Đan Phượng yêu cầu cài đặt phần mềm VNeID.
Ảnh: Minh họa. |
Sau đó, đối tượng gửi cho bà đường link cài đặt phần mềm VNeID giả mạo và yêu cầu chuyển tiền ngân hàng để đóng phí hồ sơ. Đối tượng tiếp tục yêu cầu bà quét mã QR xác thực khuôn mặt và chuyển OTP tài khoản ngân hàng. Thực hiện xong, bà V. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất gần 1 tỷ đồng, nên đã đến cơ quan Công an trình báo.
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP tài khoản ngân hàng, cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của người lạ gọi đến.
Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý. Nguy hiểm hơn, các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Sách về Pháp luật
Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới,.