Trại giam số 6, thuộc Tổng cục VIII đóng trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) là nơi giam giữ hàng nghìn phạm nhân. Cứ mỗi dịp tháng 8 về, các phạm nhân đang cải tạo tại đây đều háo hức chờ ngóng tin đặc xá của nhà nước.
Năm nay, toàn bộ trại giam số 6 có tổng công 292 trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện được Hội đồng đặc xá đề nghị trình nhà nước xét duyệt. Có dịp thăm trại giam vào những ngày giữa tháng 8, chúng tôi đã ghi lại cảm xúc ngày về của một số phạm nhân có tên trong dánh sách đề nghị đặc xá năm 2013.
1. Phạm nhân Ngân Thị TâmGặp phạm nhân Tâm ở xưởng may của phân trại, tôi ấn tượng bởi vẻ đẹp đằm thắm cùng nụ cười rạng ngời của chị. Ngày trước, Ngân Thị Tâm (SN 1978) trú ở bản Cộc, xã Yên Hòa, Tương Dương, Nghệ An) từng là một sơn nữ làm chao đảo bao trái tim của trai làng. Vốn sinh ra trong vùng đất ra ngõ gặp “người buôn ma túy” nên cô gái trẻ này sớm dính vào lòng lao lý.
Nụ cười hạnh phúc của phạm nhân Ngân Thị Tâm khi biết mình có trong danh sách đề nghị được đặc xá sắp tới. |
Sau khi lấy chồng, sinh được 2 người con, Tâm vì lòng tham nhất thời mà dính vào tù tội. Năm 2007, Ngân Thị Tâm bị bắt giam vì tội buôn bán chất ma túy trái phép. Sau đó Tâm bị tòa tuyên án 7 năm tù giam, thụ án tại trại giam số 6.
Vào trại được một thời gian, chị lại nhận được hung tin khi người chồng nỡ bỏ mẹ con chị ra đi. Dù vậy, với mong muốn được sớm trở về hòa nhập với xã hội, phạm nhân Tâm luôn cố gắng cải tạo tốt. Năm 2008, Tâm từng được giảm án 2 năm do có ý thức tốt trong quá trình cải tạo.
Phạm nhân Tâm kể: “Hôm nhận được tin từ quản giáo thông báo chọ có trong danh sách đề nghị đặc xã năm nay, tôi đã khóc vì xúc động. Chỉ còn ít ngày nữa thôi tôi sẽ được trở về với gia đình, các con. Tôi hứa sẽ không tái phạm một lần nữa, quyết tâm làm ăn lương thiện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Tôi cũng cảm ơn các cán bộ trong trại giam đã giúp đỡ, động viên tôi cải tạo tốt”.
Bên cạnh đó, chị Tâm cũng tâm sự lo lắng kiếm việc làm để nuôi gia đình, đặc biệt là đối với những người mới ra tù như chị. Chị hy vọng sẽ tìm được việc làm phù hợp, thu nhập ổn định.
2. Phạm nhân Nguyễn Quốc ViệtNguyễn Quốc Việt (17 tuổi, quê ở tỉnh Hà Nam) đang thụ án 36 tháng tù về tội cướp tài sản tại đội 49, phân trại K1. Tại đây Việt được bố trí công việc làm mi mắt giả. Đối diện với chúng tôi, Việt tỏ ra khá dè dặt khi nhớ lại quá trình phạm tội của mình.
Nguyễn Quốc Việt bồi hồi trước ngày được trở về với gia đình, xã hội. |
Việt là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em, bố mẹ làm nông nghiệp. Học đến lớp 7 thì Việt bỏ học. Thời gian sau Việt theo chúng bạn vào làm công nhân cho nhà máy tại khu công nghiệp gần nhà, thuộc xã An Đỗ, huyện Bình Lục, Hà Nam.
Ngày 18/5/2012, Việt nghe theo lời rủ rê cùng chúng bạn thực hiện vụ cướp tài sản của một đồng nghiệp, chiến lợi phẩm thu được chỉ là 200.000 đồng nhưng cái giá phải trả thì quá đắt. Việt lĩnh án 36 tháng tù. Ngày 29/1, Việt được chuyển đến trại giam số 6, lao động ở đội mi mắt giả.
Nghĩ lại việc mình phạm tội để rồi phải vào tù, Việt cho biết chỉ đến khi bị bắt mới biết hành động của mình là phạm pháp. Là phạm nhân ít tuổi, biết việc làm sai trái của mình nên Việt luôn cố gắng cải tạo tốt. Việt được cán bộ quản giáo và Ban giám thị quan tâm, giúp đỡ.
Khi nghe tin mình có tên trong danh sách đề nghị đặc xá, Việt vui sướng đến trào nước mắt. "Chỉ ít ngày nữa thôi, khi được trở về với xã hội, nhất định em sẽ sống xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng mà cán bộ quản giáo đã dành cho trong những tháng ngày khoác áo tù".
3. Phạm nhân Nhâm Thị Bình
Với Nhâm Thị Bình (41 tuổi, trú tại phường Vinh Tân, TP. Vinh, Nghệ An) thì lại phạm tội do buôn bán ma túy. Phạm nhân Bình có thời gian 10 năm 6 tháng ở trại giam, đã được giảm án 5 lần.
Cách đây hơn 10 năm về trước, vào ngày 27/3/2003, Nhâm Thị Bình bị bắt vì can tội mua bán trái phép chất ma túy, án tù 15 năm. Thời điểm sa chân vào tù tội, Bình đã có tất cả, một người chồng là giáo viên cấp 2, hai đứa con đủ nếp đủ tẻ. Con gái đầu 12 tuổi, còn cậu con trai 2 tuổi.
Phạm nhân Nhâm Thị Bình chia sẻ cảm xúc khi biết mình được đề nghị đặc xá. |
Lóa mắt vì viễn cảnh phù du được vẽ ra bởi những kẻ lười lao động nhưng lại thích thụ hưởng, Bình lập bập đi buôn ma túy. Sau vài chuyến nhỏ lẻ trót lọt, thấy béo bở, càng dân thân. Lần cuối vận chuyển số lượng là một bánh heroin. Bình bị bắt tại gia, theo lời khai của đồng bọn.
Vào trại, Nhâm Thị Bình đã mất tất cả, người chồng ly dị ngay sau đó, con gái lớn 12 tuổi, phải bỏ học giữa chừng, hiện chỉ còn đứa con thứ 2 đang học phổ thông là niềm an ủi duy nhất. Được sự quan tâm, động viên của cán bộ quản giáo rất nhiều, Bình mới lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống.
“Lúc mới nhập trại, tôi bị trầm cảm, mất thăng bằng ghê gớm. Đặc biệt là từ sau khi chồng đâm đơn ly dị. May mà có cán bộ tốt, nếu không đời tôi rồi sẽ chẳng biết đi về đâu”, phạm nhân Bình tâm sự.
Cảm xúc trước ngày về, phạm nhân Bình chia sẻ, suốt một tuần nay khi biết tin mình nằm trong danh sách được đặc xá, tâm trạng chị vui buồn đan xen. Phần vì mừng bởi được trở về cuộc sống tự do, phần hồi hộp chẳng biết mọi người sẽ đón nhận mình như thế nào, và chặng đường phía trước sẽ ra sao.
Phạm nhân này cũng không ngần ngại “khoe”, con gái đầu của thị, năm nay 22 tuổi, đã lấy chồng và sinh cháu đầu lòng. Chị tự hào vì 10 năm không có bàn tay chăm sóc của mẹ, giữa chốn đô thị nhưng con vẫn giữ nếp gia phong. Hôm cưới, hai vợ chồng có lên thăm, động viên và mong bà về sớm để ẵm bồng cháu ngoại. Chỉ chừng ấy thôi, Nhâm Thị Bình đã là niềm vui quá lớn.
Ngày về, dẫu còn nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng rồi, người đàn bà này quả quyết, dù khó khăn, vất vả đến đâu, nhất định bản thân chị sẽ không lặp lại sai lầm từ quá khứ. Sau hơn 10 năm ở tù, bài học lớn nhất mà người phụ nữ này nhận ra, ấy là không đánh đổi tương lai.