Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh giết chết phụ nữ nhiều nhất đang diễn biến phức tạp

Khoảng 510.000 phụ nữ chết do lao. WHO cảnh báo, số tử vong này làm cho lao là một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 190.000 người mắc lao lưu hành, trong đó 23% bệnh nhân mắc kháng đa thuốc trong điều trị. Đặc biệt có đến 17.000 người tử vong do bệnh lao.

Đây là thông tin được TS Nguyễn Đức Chính (Chương trình Chống lao quốc gia) thông báo tại Hội nghị đánh giá kết quả một năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao và phương hướng hoạt động năm 2015 do Bộ Y tế tổ chức vào chiều 9/3 tại Hà Nội. 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính năm 2013 trên toàn cầu có khoảng 9 triệu người hiện mắc lao; 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao. Khoảng 510.000 phụ nữ chết do lao. 

WHO cũng cảnh báo, số tử vong này làm cho lao là một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Trong khi đó tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2013, trên toàn cầu ước tình tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5% trong số bệnh nhân mới và là 20,5% trong số bệnh nhân điều trị lại. 

 510.000 là con số phụ nữ chết do lao.Đây là một  trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới.

Đối với Việt Nam theo TS Nguyễn Đức Chính (Chương trình Chống lao quốc gia) cho rằng, chúng ta vẫn có gánh nặng bệnh lao cao - đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Đồng thời đứng thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. 

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia cho biết công cuộc phòng chống bệnh lao trong năm 2014 gặp không ít khó khăn: Trước hết do dịch tễ lao ở nước ta vẫn còn ở mức cao; kinh phí chương trình mục tiêu bị cắt giảm; phát hiện chưa hết trong nhóm đối tượng nghi ngờ. 

Đặc biệt theo PGS Nhung thì việc quản lý bệnh nhân lao kháng thuốc tại cộng đồng còn nhiều khó khăn. Việc điều trị lao kháng thuốc ngoài Chương trình chống lao cho kết quả điều trị thấp, tỷ lệ bỏ trị cao là nguyên nhân làm gia tăng và khuếch đại tình hình bệnh lao kháng thuốc…

Theo đó, mục tiêu của Chương trình Chống lao quốc gia  đặt ra từ năm 2015 đến 2020, Việt Nam giảm 30% số người mắc lao (giảm 6% mỗi năm), giảm 40% số người chết do lao trong năm năm (giảm 8%/ năm). 

Mẹ mắc lao nguy hiểm như thế nào cho thai nhi?

Khi mang thai, nếu không may mắc bệnh lao thì cần phải làm gì, thưa bác sĩ? Bệnh lao có thể gây những nguy hại gì cho thai nhi?

http://infonet.vn/can-benh-giet-chet-phu-nu-nhieu-nhat-dang-dien-bien-phuc-tap-post159612.info

Theo Ngô Châu Anh/infonet

Bạn có thể quan tâm