Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh khiến bé trai đau bụng suốt nửa năm

Trước khi nhập viện, bệnh nhi ói ra nhiều máu, tiêu phân máu đỏ tươi, tụt huyết áp. Tiền sử cho thấy trẻ hay bị đau bụng khoảng 6 tháng nay.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM) cho biết bé B.V.T. (13 tuổi, nam, ở quận Bình Tân) bị xuất huyết tiêu hóa nặng nghi loét dạ dày tá tràng.

Khai thác tiền sử gia đình cho hay trẻ thường xuyên bị đau bụng khoảng 6 tháng nay. Bệnh viện địa phương chẩn đoán em bị viêm dạ dày và cho uống thuốc theo toa. Tuy nhiên, sau đó gia đình không cho trẻ đi tái khám lại.

Sau khi đột ngột ói máu đỏ tươi với lượng nhiều, tiêu phân máu đỏ tươi, trẻ mệt và được cấp cứu tại bệnh viện địa phương. Tại đây, em được truyền 250 ml hồng cầu lắng và thuốc giảm tiết dịch dạ dày. Sau 6 ngày điều trị, tình trạng trẻ không đỡ, thậm chí nặng hơn, ói máu đỏ tươi, nhiều, đi tiêu đen, huyết áp tụt, thậm chí ngất xỉu.

Xuat huyet tieu hoa nang anh 1

Hình ảnh nội soi bệnh nhi cho thấy viêm hang vị dạng nốt – Loét hành tá tràng Forrest IIB. Ảnh: BVCC.

Khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trẻ tỉnh, môi hồng nhạt, da niêm nhạt, huyết áp 100/60 mmHg. Sau khi thăm khám và xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán bị xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng nghi do loét dạ dày tá tràng đang diễn tiến.

Bệnh nhi tiếp tục được truyền 250 ml hồng cầu lắng, thuốc ức chế bơm proton, sau đó nội soi tiêu hóa trên ghi nhận viêm hang vị dạng nốt – loét hành tá tràng Forrest IIB.

Trẻ được nội soi cầm máu 2 lần nhưng vẫn bị ói máu, tiêu phân đen diễn tiến nặng dần. Do đó, các bác sĩ phải chụp CTA khảo sát bất thường mạch máu dạ dày, ghi nhận trong lòng dạ dày vùng đáy vị và bờ cong lớn có máu tụ tăng đậm độ tự phát bên trong.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Dược tiến hành chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) và can thiệp nội mạch cho bệnh nhi.

Sau khi được can thiệp thành công, trẻ được chuyển khoa Hồi sức Ngoại, tiếp tục điều trị thuốc giảm tiết dạ dày và thuốc băng niêm mạc dạ dày. Bệnh nhi sau đó đã tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, không còn xuất huyết.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Cứu nam sinh 16 tuổi bị xuất huyết não

Lần đầu tiên Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận thực hiện phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhân 14 và 16 tuổi bị u sọ não và xuất huyết não.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm