Mỗi năm, Việt Nam có bao nhiêu người tự tử do trầm cảm?
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mỗi năm, Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. Trong đó, khoảng 20% trường hợp tự tử thành công. |
Cá nhân có hành vi tự sát trải qua mấy giai đoạn?
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết thông thường, một cá nhân có hành vi tự sát sẽ trải qua 3 giai đoạn, bao gồm lên ý tưởng tự sát (có ý nghĩ nhưng chưa hành động), mưu toan tự sát (có hành vi tự sát nhưng chưa hành động). Trải qua 2 giai đoạn này, nếu không được can thiệp, người đó sẽ tự sát, dẫn đến tử vong. |
Trầm cảm phát sinh từ những nguyên nhân nào?
PGS.TS Tô Thanh Phương, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Hà Nội), cho biết trầm cảm phát sinh từ 4 nguyên nhân chính, bao gồm: Vấn đề gia đình; nhân cách yếu hoặc không cân bằng; tâm lý bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội; người mắc bệnh hiểm nghèo. |
Chán nản kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng của bệnh trầm cảm?
Theo PGS.TS Tô Thanh Phương, chán nản kéo dài trên 2 tuần là một trong những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm. |
Người trầm cảm bị giảm hứng thú với các sở thích trước đó?
Theo PGS Phương, người mắc bệnh trầm cảm thường giảm hứng thú với các sở thích trước đó. |
Biểu hiện nào ít được chú ý khi mắc bệnh trầm cảm?
Mệt mỏi thường xuyên, hay gặp ở buổi sáng là một trong ba triệu chứng chính của trầm cảm. Ngoài ra, 7 biểu hiện phụ gồm: Giảm tập trung, tự tin, nhìn nhận tương lai ảm đạm, rối loạn ý định, giấc ngủ, ăn uống kém và có hành vi tự sát. |
Bác sĩ chẩn đoán trầm cảm như thế nào?
ThS.BS Trần Thị Mai Thy, khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM), cho biết để chẩn đoán trầm cảm, bác sĩ sẽ nói chuyện với bệnh nhân để phân biệt giữa trường hợp buồn ngắn hạn và dạng nặng hơn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sàng lọc tâm lý người bệnh qua câu hỏi và xét nghiệm máu. |