Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh nguy hiểm có thể gây biến chứng vô sinh ở trẻ sau này

Bệnh quai bị có giai đoạn ủ bệnh khoảng 12-24 ngày, tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trẻ thường không có triệu chứng trong thời gian này.

Khi trẻ sốt trên 38 độ C, phụ huynh có thể cho uống thuốc, kết hợp chườm ấm. Ảnh: Mymed.

Quai bị là căn bệnh do virus gây ra và lây qua đường hô hấp. Virus có thể lây truyền trước khi khởi phát bệnh một tuần và kéo dài đến sau khi phát bệnh 2 tuần. Hiện tại, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Theo ThS.BS Trần Văn Duy, khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), biến chứng nguy hiểm của bệnh bao gồm viêm tuyến sinh dục có thể dẫn đến vô sinh, viêm tụy, viêm não có thể tử vong…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị

Bác sĩ Duy cho biết trong giai đoạn ủ bệnh khoảng 12-24 ngày, trẻ thường không có triệu chứng.

Đến khi bệnh khởi phát 1-2 ngày, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sốt vừa đến sốt cao, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, đau họng và đau góc hàm, tuyến mang tai sưng to dần gây đau nhức.

Sau khi khởi phát bệnh, trẻ có triệu chứng sưng đau một bên mang tai, một đến hai ngày tiếp theo sẽ sưng bên còn lại. Ngoài ra, hai bên má bị sưng viêm không đối xứng, vùng da sưng căng bóng, sờ nóng, không đỏ và đau.

Tình trạng này gây cho trẻ nhiều khó khăn trong ăn uống như đau hàm khi há miệng, nhai hoặc ăn phải những thức ăn có vị chua. Nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời, trẻ thường khỏi bệnh trong vòng 10 ngày.

Tuy nhiên, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng, viêm màng não hay viêm não và viêm tụy.

benh quai bi anh 1

Trẻ mắc bệnh quai bị thường gặp khó khăn trong ăn uống. Ảnh: Healthwire.

Lưu ý khi chăm trẻ mắc quai bị

Tiến sĩ Lê Thị Thúy Hằng, khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), cho hay tất cả trẻ khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh quai bị cần đưa đến khám tại cơ sở y tế.

Khi trẻ mắc quai bị chưa xuất hiện biến chứng, gia đình có đủ điều kiện chăm sóc và cách ly sẽ được bác sĩ kê đơn hướng dẫn điều trị, theo dõi tại nhà. Người chăm sóc trẻ cần lưu ý:

- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành, cho trẻ nằm trong buồng sạch sẽ, thoáng khí, đủ ánh sáng.

- Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol 15 mg/kg/liều khi sốt trên 38 độ C và kết hợp chườm ấm.

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hay nước sát khuẩn họng 4 lần/ngày.

- Chườm ấm trên vùng má bị sưng để giảm đau.

- Bé trai nên mặc quần lót nâng tinh hoàn, hạn chế vận động mạnh trong những ngày cấp tính của bệnh.

- Không nên tự ý dùng các loại thuốc uống, bôi đắp lên vùng bị sưng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm độc.

Về chế độ dinh dưỡng, TS Hằng hướng dẫn phụ huynh nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo, soup, sữa và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Khi bị bệnh, trẻ nên uống nhiều nước hơn bình thường như nước điện giải oresol, nước lọc, nước sôi để nguội, nước trái cây (như cam, chanh…).

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cung cấp cho trẻ thực phẩm bổ sung các vitamin nhóm A, B, C để tăng cường miễn dịch và hoạt động chuyển hóa cơ thể.

Các bác sĩ khuyến cáo thêm khi phát hiện có các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị:

- Sốt cao khó hạ hay sốt hơn 3 ngày.

- Có biểu hiện sưng đau góc hàm tăng, không ăn uống được hay tuyến nước bọt sưng kéo dài hơn 7 ngày.

- Đau đầu, nôn hay co giật.

- Nôn và đau bụng hay đau tức ngực, khó thở.

- Trẻ nhỏ quấy khóc nhiều hay mệt, ngủ li bì…

- Nôn nhiều trên 3 lần/giờ hay trên 4 lần mỗi 6 giờ.

- Sưng đau tinh hoàn.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Nấm có thật sự tốt cho sức khỏe?

Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng, nấm ăn cũng có nhiều tác dụng dược lý phong phú.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm