Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nước vối cực tốt nhưng cũng 'cực độc' nếu bạn làm những điều dưới đây

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi uống nước vối nếu không dù tốt mấy nước vối cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Lá vối là một loại cây thảo dược tương đối lành tính, được sử dụng phổ biến. Lá vối gần như không có tác hại nếu bạn sử dụng đúng cách. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi uống nước vối.

Một số bài thuốc hay từ cây vối

Lá vối được biết đến với những công dụng tuyệt vời như: tốt cho đường ruột, thanh lọc cơ thể, sát khuẩn cho da, chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ, chữa tiêu chảy, hỗ trợ chữa bệnh gout, giúp ổn định đường huyết. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cây vối:

- Chữa đờm thấp, khí trệ hoặc cảm nhiễm ẩm thấp làm bụng đầy, không tiêu, nôn mửa, thân thể nặng nề: Vối 16 gam, thương truật 16 gam, trần bì 16 gam và cam thảo 8 gam. Tán bột uống 25-30 gam/ngày hoặc thêm gừng (3 lát) sắc uống.

- Chữa hoắc loạn, đau bụng: Vối chế gừng tán bột, uống 8 gam/lần.

- Chữa đại tràng táo kết: Vối tùy dùng tán bột cho vào dạ dày lợn, ninh nhừ, sấy khô, tán bột, viên bằng hạt ngô, uống 30 viên/lần với nước gừng.

- Chữa đầy bụng: Hậu phác, bạch truật, bạch thược, nhân sâm, bạch linh mỗi thứ 12 gam đem sắc uống.

- Chữa vị hàn, nôn mửa: Hậu phác, trần bì, bán hạ chế, hoài sơn, hoắc hương mỗi thứ 12 gam và sa nhân 8 gam, sinh khương 5 lát đem sắc nước uống.

- Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15-20 gam sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.

cay voi anh 1

Những điều cần lưu ý khi uống nước vối. Ảnh: VTC News.

Những điều cần lưu ý khi uống nước vối

Mặc dù nước lá vối mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn không nên lạm dụng nó để uống mỗi ngày. Muốn uống nước lá vối để hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh bạn cần tuân thủ những điều sau đây:

Không uống nước vối khi đang đói

Uống nước vối khi đang đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, chóng mặt, mất năng lượng. Đây cũng là biểu hiện của tụt huyết áp do đói.

Hạn chế uống nước lá vối tươi

Vì lá vối có tính kháng khuẩn cao nên bạn cần hạn chế sử dụng lá vối tươi để uống. Uống lá vối tươi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng hao huyết và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi.

Không nên uống nhiều nước lá vối

Uống nước lá vối nhiều sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn không uống nước lá vối quá nhiều sau khi ăn vì có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu pha loãng uống thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không uống ngay sau khi ăn

Uống nước là vối vào thời gian này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn tự nhiên.

Chưa hết, người đang điều trị bệnh, người đang dùng thuốc Tây, đang sử dụng thuốc nam thì không nên sử dụng nước lá vối, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể các vị thuốc sung đột, gây tác dụng phụ.

Đồng thời, người gầy yếu và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên uống nước lá vối.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi uống nước vối.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Bộ phận của cá không nên ăn

Chồng tôi cho rằng ruột cá bổ dưỡng, béo ngậy nhưng tôi lo ngại chúng chứa nhiều chất bẩn. Xin bác sĩ cho ý kiến về các bộ phận nên bỏ khi ăn cá?

https://vtc.vn/nuoc-voi-cuc-tot-nhung-cung-cuc-doc-neu-ban-lam-nhung-dieu-duoi-day-ar769844.html?gidzl=c4RMTs_zHdAGMjvtP-17V9vVrtv_vafrqWhITIss6NM6Me8WVROJTOi8YY0Xv1DrZGY2Vc7FYQapPlfCTW

Hà Anh/ VTC News

Bạn có thể quan tâm