Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí ẩn về những chiếc sừng ác quỷ

Ông Shyam Lal Yadav, ở Ấn Độ, vừa được phẫu thuật loại bỏ chiếc sừng dài tới 10,2 cm mọc trên đầu. Lịch sử y học thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp người mọc sừng như vậy.

Tờ India Today cho biết ông Shyam Lal Yadav, 74 tuổi, bất ngờ mọc sừng trên đầu sau một lần bị thương vào năm 2014. Chiếc sừng phát triển theo thời gian. Ông Shyam đã nhờ thợ cắt bớt sừng nhưng nó vẫn tiếp tục phát triển.

Các bác sĩ Bệnh viện Bhagyoday Tirth, thành phố Sagar, cho biết ông Shyam mắc phải tình trạng sừng da, hay còn gọi là "sừng ác quỷ". Bất thường này xảy ra ở các khu vực trên da hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau đó, các bác sĩ đã làm phẫu thuật cắt bỏ chiếc sừng bất thường này. Sau phẫu thuật, ông Shyam cũng phải ghép da để che vết thương và nằm viện 10 ngày để phục hồi sức khỏe. Chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng các bác sĩ nghi ngờ việc ra nắng thường xuyên hoặc nhiễm xạ khiến sừng phát triển nhanh.

Can benh sung da anh 1
Ông Shyam với chiếc "sừng quỷ" dài 10,2 cm trên đầu. Ảnh: Indiatoday.

Hiện tượng "sừng ác quỷ" như ông Shyam không phải là quá hiếm gặp trên thế giới. Lịch sử y học từng ghi nhận nhiều trường hợp người mọc sừng.

“Góa phụ ngày chủ nhật”

Madame Dimanche là một phụ nữ người Pháp, sống ở đầu thế kỷ 19. Bà Madame còn nổi tiếng với cái tên “góa phụ ngày Chủ nhật” vì bà có một chiếc sừng dài hơn 24,9 cm trên trán.

Chiếc sừng của bà Madame không phải là dị tật bẩm sinh mà xuất hiện khi bà 76 tuổi. Ban đầu, bà không biết vết sưng màu nâu kỳ lạ này là cái gì. Nhưng trong 6 năm, nó phát triển với tốc độ nhanh, dài vươn qua mặt và che mất tầm nhìn của bà Madame. Rất may mắn cho bà, một bác sĩ người Pháp đã phẫu thuật loại bỏ sừng thành công.

Can benh sung da anh 2
Bức tượng sáp mô tả chiếc sừng của bà Madame tại Bảo tàng Mutter, Đại học Y Philadelphia (Mỹ). Ảnh: Listverse.

Một bức tượng sáp mô tả khuôn mặt của bà Madame với sừng dài được đặt tại Bảo tàng Mutter, Đại học Y Philadelphia (Mỹ).

Trường hợp khác là bà Zhang Ruifang, 101 tuổi, sống ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cụ Zhang cũng có sừng mọc ngay trước trán dài 6 cm và một chiếc khác bắt đầu phát triển.

Gia đình cho biết tình trạng này bắt đầu từ một lớp da khô ráp xuất hiện bất thường trên trán của cụ Zhang. Ban đầu, mọi người không để tâm đến nó, nhưng sau một thời gian, từ lớp da ấy mọc lên một chiếc sừng và nó dài tới 6 cm. Trong khi nhiều trường hợp khó chịu với bất thường này, bà Zhang vẫn cảm thấy vui và từ chối phẫu thuật loại bỏ sừng.

"Sừng ác quỷ" xảy ra như thế nào?

Theo Health Line, sừng da là tình trạng tổn thương hoặc tăng trưởng xuất hiện trên da. Nó được làm từ keratin, loại protein tạo nên lớp trên cùng của da. Sự tăng trưởng này trông giống như sừng hoặc một chiếc nón và nó có thể thay đổi kích thước.

Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt trong độ tuổi 60-70. Cả hai giới đều có nguy cơ mắc phải, nhưng nam giới có nhiều khả năng phát triển ung thư. Những người có làn da trắng, nhợt nhạt có nguy cơ mắc bệnh sừng da cao hơn.

Nhiều sừng da là lành tính, nhưng một số có thể là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư. Sừng da không truyền nhiễm, vì vậy, không thể lây sang người khác.

Chiếc sừng có thể xuất hiện dưới dạng vết sưng lớn, hình nón. Màu sắc của sừng có thể là cùng màu da hoặc trắng, hồng, vàng, nâu. Sừng da có thể xuất hiện trên mọi phần của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là mặt, tay, tai, đầu, ngực và cánh tay. Các khu vực của cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có khả năng phát triển sừng da.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sừng da là tiếp xúc với bức xạ từ ánh nắng mặt trời. Một nguyên nhân khác có thể là mụn cóc do virus papilloma ở người gây ra.

Can benh sung da anh 3
Cụ bà Zhang Ruifang không thấy phiền với chiếc "sừng quỷ" của mình. Ảnh: Weirdhistorian.

Điều trị bệnh sừng da như thế nào?

Theo Medical News Today, cách điều trị phổ biến nhất cho sừng da là phẫu thuật loại bỏ. Loại điều trị bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào vấn đề sừng đó là ung thư hay không. Thời gian phục hồi cũng tùy vào kích cỡ và loại sừng đó.

Các phương pháp điều trị sừng không phải ung thư có thể bao gồm cắt bỏ sừng; ngăn cản sự phát triển của sừng bằng nitơ lỏng; cạo và đốt sừng.

Các phương pháp điều trị sừng do ung thư bao gồm phẫu thuật cắt bỏ sừng; cạo và đốt sừng; xạ trị; hóa trị; sử dụng thuốc bôi để kích thích hệ miễn dịch.

Trong một số trường hợp, sừng da có thể mọc trở lại sau khi bị loại bỏ.

Không có biện pháp phòng ngừa rõ ràng để ngăn chặn sừng da phát triển. Tuy nhiên, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao có thể làm nguy cơ. Điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ ngay sau khi xuất hiện sừng trên da để xác định liệu nó có phải là dấu hiệu ung thư hay không.

Căn bệnh 'người cây' khủng khiếp đeo bám chàng trai trẻ Một người đàn ông ở Bangladesh mặc dù đã phải trải qua 24 lần phẫu thuật loại bỏ mụn cóc khỏi cơ thể nhưng căn bệnh vẫn tái phát trở lại.

Hội chứng kỳ lạ khiến người bệnh 'khóc ra máu'

Mắc phải hội chứng khóc hoặc đổ mồ hôi máu khiến cô gái 21 tuổi ở Ấn Độ bị chồng bỏ rơi vì coi là phù thủy.


Phương Mai

Bạn có thể quan tâm