Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị do ve gây ra

Hiện tại, căn bệnh truyền nhiễm do virus Powassan gây ra chưa có thuốc điều trị hay vaccine phòng ngừa. Nó có thể dẫn tới tử vong.

Virus Powassan lây lan sang người khi bị bọ ve mang mầm bệnh đốt. Ảnh: Freepik.

Trên Indian Express, tiến sĩ Satish Koul, Trưởng khoa Nội, Viện Nghiên cứu Tưởng niệm Fortis, Gurgaon, cho hay virus Powassan thường lây sang người qua vết cắn của ve hươu, ve đất hoặc ve sóc bị nhiễm bệnh. Chúng thường xuất hiện ở vùng Great Lakes của Bắc Mỹ vào giữa cuối mùa xuân và giữa mùa thu.

Mức độ nguy hiểm của virus Powassan

Ngày 17/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Maine (Mỹ) cho hay một người đàn ông 58 tuổi ở địa phương đã tử vong sau khi nhiễm virus Powassan do ve đốt. Đây là nạn nhân đầu tiên ở Mỹ tử vong do Powassan trong năm nay.

Sau đó, giới chuyên môn đã cảnh báo người dân về mức độ nguy hiểm của căn bệnh chết người này. Powassan được gọi là “quả bom hẹn giờ”. Các chuyên gia đánh giá trong bối cảnh biến đổi khí hậu, virus này có thể trở nên phổ biến hơn, kéo theo đó là thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

Theo CDC, người đàn ông này có các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng sau khi nhiễm virus Powassan. Đáng chú ý, kể từ năm 2015, Maine đã ghi nhận tổng cộng 15 trường hợp nhiễm bệnh. Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2022 khi 4 trường hợp được báo cáo, hai người trong số đó tử vong.

Virus Powassan là gì?

Theo tiến sĩ Satish Koul, virus Powassan lây lan qua người khi bị ve hươu, ve sóc, ve đất mang mầm bệnh đốt. Tên virus được đặt tên theo thị trấn Powassan (Ontario, Canada) - nơi đầu tiên phát hiện ra nó.

“Một số lượng đáng kể người bị nhiễm virus không có triệu chứng. Đối với những người có triệu chứng, thời gian từ khi bị ve cắn đến khi cảm thấy ốm là khoảng từ một tuần đến một tháng. Các dấu hiệu ban đầu của nhiễm virus Powassan bao gồm sốt, nhức đầu, nôn mửa và suy nhược”, tiến sĩ Koul nói.

benh truyen nhiem anh 1

Sốt, đau đầu, nôn mửa, suy nhược là những triệu chứng ban đầu, thường gặp ở người nhiễm virus Powassan. Ảnh: Duke Health.

Ngoài ra, vị chuyên gia cho hay trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như nhầm lẫn, khó nói, mất khả năng phối hợp, co giật.

“Điều này có thể gây viêm não (nhiễm trùng não) hoặc viêm màng não (nhiễm trùng màng bao quanh não và tủy sống). Hơn nữa, nó có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe người bệnh”, ông nói thêm.

Hiện tại, thế giới chưa có thuốc điều trị hay ngăn ngừa virus Powassan. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus. Tuy nhiên, theo chuyên gia, người bệnh có thể giảm các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.

Những người bị bệnh nặng cần phải nhập viện để được hỗ trợ hô hấp, bù nước và giảm sưng não. Thực tế, theo CBS, với những trường hợp mắc triệu chứng nặng, tỷ lệ tử vong là 10%.

Cách phòng ngừa

Như đã đề cập ở trên, thế giới chưa có vaccine phòng ngừa virus Powassan. Do đó, cách để tránh nhiễm bệnh là không để bọ ve mang mầm bệnh đốt.

Để phòng ngừa, người dân nên mặc quần áo đầy đủ, đồ bảo hộ và cẩn thận khi đi qua các khu vực có bọ ve, đặc biệt khi đi bộ đường dài hoặc đường mòn trong khu vực có rừng.

Ngoài ra, tiến sĩ Satish Koul cảnh báo nếu nghi ngờ mình nhiễm virus, người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Theo ông, nhân viên y tế thường chẩn đoán nguy cơ nhiễm virus dựa trên các dấu hiệu, triệu chứng, lịch sử cư trú hoặc du lịch của bệnh nhân trong khu vực nơi virus xuất hiện phổ biến.

“Ngoài ra, họ có thể xét nghiệm máu hoặc dịch tủy sống trong phòng thí nghiệm để xác định tình trạng bệnh”, ông nói thêm.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Trẻ ngộ độc botulinum ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện?

Ba anh em ruột ngộ độc botulinum đã ăn nhiều thực phẩm trong ngày bao gồm bánh mì kẹp chả lụa. Tuy nhiên, gia đình khẳng định chỉ những người ăn bánh mì chả lụa mới gặp bất thường.

Nguyên Lê

Bạn có thể quan tâm