Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc

Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề phổ biến có thể khiến mọi người bị đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Tình trạng này có thể khiến bạn cạn kiệt năng lượng và mất nước.

Thực phẩm khi được làm sạch và chuẩn bị đúng cách sẽ cung cấp tất cả chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể chúng ta lành mạnh. Vậy làm thế nào để tránh ngộ độc thực phẩm? Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa bạn có thể làm theo để tránh ngộ độc thực phẩm tại nhà.

Giữ tay và các bề mặt trong nhà bếp sạch sẽ

Đây luôn là cách đầu tiên và quan trọng nhất để giữ vệ sinh trong khi nấu ăn. Trước khi bắt đầu nấu ăn, hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay và lau sạch các bề mặt làm việc trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn.

Nhà bếp thường là nơi sinh sản của vi trùng và chúng phát triển mạnh ở nhiều nơi xung quanh nhà bếp. Điều đó bao gồm bàn tay, thớt, mặt bàn và đồ dùng để nấu.

Phân loại thực phẩm đúng cách

Tách thịt gà, thịt và trứng đúng cách khỏi các thực phẩm ăn liền khác (tách riêng đồ sống và đồ chín). Sử dụng các loại thớt khác nhau và để hầu hết mặt hàng gia cầm cách xa các loại thực phẩm khác trong giỏ hàng hoặc tủ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.

Ngua ngo doc thuc pham anh 1

Chế biến thực phẩm đúng cách sẽ ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Everydayhealth.

Chuẩn bị nấu ăn

Chuẩn bị và nấu thức ăn ở nhiệt độ đủ tốt để giết chết vi khuẩn có hại trong thức ăn. Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm khi cần thiết.

Giữ lạnh

Sau khi nấu và ăn xong, bạn có thể làm lạnh thực phẩm của mình ở nhiệt độ 4,5 độ C hoặc thấp hơn. Bạn nên cho thức ăn thừa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc trong vòng một giờ nếu thực phẩm đã tiếp xúc với nhiệt độ rất cao.

Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm

Trong khi chất đầy giỏ hàng của mình những sản phẩm thực phẩm cần thiết, chúng ta thường có xu hướng bỏ qua ngày hết hạn của sản phẩm. Bất kỳ loại thực phẩm nào hết hạn sử dụng kể cả được nấu chín khi ăn đều có thể dễ dàng gây bệnh cho bạn.

Bạn có thể sử dụng phương pháp nhìn hoặc ngửi để kiểm tra độ tươi của thực phẩm. Nếu thực phẩm có mùi hôi sau khi mở niêm phong, bạn có thể trả lại hoặc vứt bỏ, nhưng tuyệt đối không được dùng vị giác để đánh giá chất lượng của thực phẩm.

Luôn rửa sạch thức ăn trước khi nấu hoặc cho vào tủ lạnh

Khi chúng ta mua thực phẩm mới sản xuất, cần phải nhớ rằng đó có thể là nguồn gây bệnh do thực phẩm. Trái cây và rau củ bị ô nhiễm bởi động vật, trong các điều kiện trồng trọt khác nhau hoặc bởi những người mà chúng tiếp xúc trước khi tới được nhà bếp của chúng ta.

Vì vậy, rửa thực phẩm kỹ lưỡng sẽ làm sạch tất cả vi khuẩn có hại trên bề mặt. Ngay cả khi bạn bóc vỏ của thực phẩm, trái cây, điều quan trọng là bạn phải rửa sạch phần vỏ ngoài để vi khuẩn không truyền sang dao dùng để cắt đồ và lây sang phần bên trong thực phẩm.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Thực phẩm nào dễ gây ngộ độc Botulinum?

Các trường hợp ngộ độc thường đến từ thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm