Ung thư phổi là căn bệnh có số người mắc nhiều nhất thế giới nhưng rất khó phát hiện sớm và hạn chế phương án điều trị. Ảnh: iStock. |
Chưa bao giờ hút thuốc, chỉ mới sinh con đầu lòng, không một ai xung quanh Joanna Jonathan (36 tuổi, người Mỹ) nghĩ rằng cô sẽ mắc ung thư phổi. Vậy mà, đến năm 33 tuổi, cô bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng của căn bệnh quái ác.
"Tôi phát hiện mình mắc ung thư phổi 6 tháng sau khi sinh con gái đầu lòng. Điều đó thật sự rất kinh khủng", bà mẹ một con nhớ lại.
Joanna được chỉ định chụp X-quang và nhận kết quả mình mắc một dạng ung thư phổi hiểm gặp giai đoạn 4. Căn bệnh này thường xảy ra ở 3-5% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi, tuổi còn trẻ và không hút thuốc. Không may mắn thay, ở thời điểm này, căn bệnh ung thư của Joanna đã không thể phẫu thuật và không thể chữa khỏi.
Joanna hạ sinh con gái thứ hai sau khi biết mình mắc ung thư phổi. Ảnh: Joanna Jonathan. |
Những con số gây "lặng người"
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), năm 2022, ung thư phổi là căn bệnh ung thư có số người mắc và tử vong cao nhất thế giới. Theo số liệu ghi nhận, hơn 2,4 triệu ca mắc và hơn 1,8 triệu ca tử vong vì ung thư phổi trong năm này.
Tại Mỹ, số người tử vong vì ung thư phổi thậm chí còn nhiều hơn tổng số người tử vong do 3 loại ung thư phổ biến sau đó là ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt.
Những bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới ở cả 2 giới | |||||||
Nguồn: GLOBOCAN 2022 | |||||||
Nhãn | Phổi | Vú | Đại trực tràng | Tuyến tiền liệt | Dạ dày | Khác | |
Bệnh ung thư | ca | 2480675 | 2296840 | 1926425 | 1467854 | 968784 | 10835921 |
Chia sẻ với US News, tiến sĩ Nathan Pennell, Trung tâm Ung thư Taussig (Mỹ), cho hay tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư phổi là 17%. Điều đáng nói là con số này đã không có sự cải thiện sau rất nhiều thập kỷ.
Theo ông Pennell, ung thư phổi vốn khó chẩn đoán hơn các bệnh khác vì con người không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận phổi của mình. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện mình có vấn đề khi có triệu chứng ho hoặc đau.
"Thật không may, các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi tế bào ung thư đã phát triển, thậm chí di căn và không thể chữa khỏi", ông cho hay.
Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 (sau ung thư vú và gan) với 24.426 bệnh nhân. Số ca tử vong do ung thư phổi là 22.597, đứng thứ 2 trong danh sách bệnh ung thư có số ca tử vong nhiều nhất.
Những bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam ở cả 2 giới | |||||||
Nguồn: GLOBOCAN 2022 | |||||||
Nhãn | Vú | Gan | Phổi | Đại trực tràng | Dạ dày | Khác | |
Ung thư | trường hợp | 24563 | 24502 | 24426 | 16835 | 16277 | 73877 |
Đối với những bệnh nhân mắc ung thư phổi đã di căn, tế bào ung thư đã lan sang các vùng khác của cơ thể, dẫn đến việc điều trị rất khó khăn. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới, phương án điều trị tốt nhất lúc này là hóa trị.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số tế bào ung thư phổi có thể kháng hóa trị, trong khi những tế bào khác lại phát triển khả năng kháng thuốc và sau đó nhân lên.
Cơ quan này nhận định việc thiếu các phương pháp điều trị khác cũng là một lý do rất lớn khiến nhiều bệnh nhân ung thư phổi tử vong nhanh chóng.
Ngoài ra, triệu chứng ung thư phổi ban đầu là ho, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, lưng hoặc vai... Những triệu chứng này không đặc hiệu và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến nhiều người trì hoãn đi khám dẫn đến việc phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn.
Ho là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư phổi nhưng rất hay bị bỏ qua. Ảnh: Unsplash. |
Không hút thuốc cũng có nguy cơ cao
Trên thực tế, không phải ung thư vú, ung thư phổi là nguyên nhân tử vong do ung thư hàng đầu ở phụ nữ. Ngày càng nhiều phụ nữ qua vì ung thư phổi hơn là ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư đại tràng mỗi năm.
Hiệp hội Phổi Mỹ ghi nhận tỷ lệ ung thư phổi đã tăng 79% ở phụ nữ trong 44 năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ này lại giảm 43% ở nam giới. Và lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều phụ nữ trẻ được chẩn đoán mắc ung thư phổi hơn nam giới.
Nguyên nhân đầu tiên về lý do tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ tăng lên là nhóm người này cũng bắt đầu hút thuốc khi thuốc lá dần trở nên phổ biến. Một số nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ cũng mắc ung thư do tiếp xúc với thuốc lá và khói thuốc, bao gồm cả khói thuốc lá thụ động. Nhóm người này thường phát hiện ung thư phổi sau ít năm hút thuốc hơn so với nam giới.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết người được chẩn đoán mắc ung thư phổi hiện nay không phải là người hút thuốc lá. Khoảng 20% phụ nữ mắc ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc. Tỷ lệ này cao hơn so với nam giới mắc ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc.
Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố hàng đầu là hút thuốc và khói thuốc lá, một số yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi khác đáng kể đến là tiền sử gia đình; môi trường làm việc, môi trường sống độc hại, chứa nhiều asen, berili, cadmium, silica và niken.
Vào năm 2021, Mỹ đã cập nhật hướng dẫn sàng lọc ung thư phổi, bao gồm cả những người trẻ tuổi có ít tiền sử hút thuốc.
Hiện nay, sàng lọc ung thư phổi được khuyến nghị cho người lớn 50-80 tuổi, hút ít nhất một gói thuốc mỗi ngày trong 20 năm; những người đang hút thuốc và những người đã từng hút thuốc nhưng đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua.
Phụ nữ có thường xuyên hít khói thuốc gián tiếp, làm việc trong môi trường độc hại cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc chỉ định chụp CT liều thấp để sàng lọc ung thư phổi.
Học cách già đi
Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.
Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.