Cận cảnh ca mổ chữa điếc bẩm sinh 500 triệu đồng cho bé 27 tháng tuổi
Chủ nhật, 27/1/2019 07:07 (GMT+7)
07:07 27/1/2019
Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, nhóm bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công cấy điện cực ốc tai giúp bé gái 27 tháng tuổi ở Quảng Bình thoát cảnh sống câm điếc suốt đời.
Ba tháng trước, gia đình chị Phạm Thị Ngọc Chung (32 tuổi, ngụ huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đưa con trai Trương Quỳnh Chi (3 tuổi) đến khám ở Bệnh viện Trung ương Huế. "Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán con tôi bị điếc bẩm sinh di truyền tổn thương tai trong. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều tháng qua chúng tôi chưa thể chữa bệnh cho con vì chi phí ca phẫu thuật quá lớn", người mẹ trẻ nói.
Sau khi khám lâm sàng kỹ lưỡng và lựa chọn các phương pháp phù hợp, bác sĩ Tống Phước Hội, Phó trưởng liên chuyên khoa Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp chung tay hỗ trợ thực hiện cấy điện cực ốc tai cho bé Quỳnh Chi.
7 năm tham gia phẫu thuật miễn phí trẻ dị tật sứt môi hở hàm ếch, bác sĩ Võ Thành Trung, TP.HCM (bên phải) thấu hiểu nỗi đau buồn mà bệnh nhân và gia đình gánh chịu. Ca phẫu thuật cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhi này đã được hỗ trợ hoàn toàn chi phí.
Sau khi khám lâm sàng kỹ lưỡng và lựa chọn các phương pháp phù hợp, bác sĩ Tống Phước Hội, Phó Trưởng Liên Chuyên Khoa Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp chung tay hỗ trợ thực hiện cấy điện cực ốc tai cho bé Quỳnh Chi.
Sáng 25/1, bé Quỳnh Chi chính thức lên bàn mổ tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Được biết, một ca mổ như thế này có chi phí khoảng 500 triệu đồng.
Trước đó cha mẹ của bệnh nhi này từng chạy chữa tốn kém nhưng không thành công.
Ngoài nguồn chi phí do một viện thẩm mỹ tài trợ, Bệnh viện Trung ương Huế cũng tài trợ 50 triệu đồng cho ca mổ này.
Bác sĩ mổ chính thận trọng xử lý qua thiết bị kính hiển vi hiện đại nhất hiện nay, nó giúp phóng to phẫu trường để phẫu thuật tai cho bệnh nhân.
"Nhận thông tin từ thầy Hội, tôi thật sự xúc động và quyết định đồng hành cùng Công ty MED-EL, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 hỗ trợ hoàn toàn chi phí cho ca phẫu thuật cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhi này. Ca phẫu thuật thành công, tôi hy vọng tương lai bé Quỳnh Chi sẽ tươi sáng hơn", bác sĩ Trung thổ lộ.
Trong quá trình mổ, một chiếc xilanh liên tục bơm nước rửa sạch kháng khuẩn. Thiết bị kính hiển vi cũng được bọc nylon kín để vô trùng.
Bác sĩ Hội, kíp trưởng kíp mổ chia sẻ để kỹ thuật cấy điện cực ốc tai hiệu quả thì bệnh nhân phải được thực hiện trước 5 tuổi. Nếu ca phẫu thuật thực hiện sau thời gian đó, hiệu quả sẽ không được như mong muốn.
Máy dò và theo dõi thần kinh bé Chi trong ca phẫu thuật.
Ca phẫu thuật thành công mở ra cơ hội giúp trẻ khiếm thính được sống như một người bình thường. Nếu không được can thiệp y học sớm, trẻ sẽ bị điếc câm vĩnh viễn", Kíp trưởng mổ Tống Phước Hội nói.
Bác sĩ Hội cho hay cấy điện cực ốc tai là phương pháp phẫu thuật hiện đại đưa toàn bộ các chuỗi điện cực vào trong ốc tai với mức độ an toàn vô trùng tuyệt đối.
Sau mổ, bác sĩ kiểm tra các chỉ số hoạt động điện cực bằng cách đo trở kháng và trường (Impedance and Field Telemetry IFT) và đo đáp ứng thần kinh hạch xoắn ốc tai ART (Audio nerver Respond Telemetry) đều rất tốt.
Sau ca mổ kéo dài 3,5 tiếng, chỉ ít thời gian sau bé Quỳnh Chi tỉnh lại và được đưa về phòng hồi sức. Quỳnh Chi đã có thể phát âm sắp thành tiếng trong vòng tay mẹ. Ca phẫu thuật thành công đã mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc đời của bệnh nhi.
Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ thì có từ 3-5 trẻ bị điếc bẩm sinh. Những trẻ bị điếc nặng không thể học nói, không thể phát triển ngôn ngữ và còn bị nhiều hệ lụy về tâm lý khác như tự kỷ, thường bồn chồn, lo lắng hoặc cáu kỉnh, lãnh đạm, tính khí thất thường… Trẻ thường khổ sở do không thể giao tiếp với bên ngoài.
Hầu hết người nội trợ đều có thói quen rửa thịt gà trước khi nấu. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến vi khuẩn lây lan ra xung quanh, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.