Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn hộ chỉ rộng 6 m2 ở Thượng Hải

Nhiều người cho rằng "căn hộ tí hon" không thích hợp để sống, sinh hoạt và gây tác động xấu đến sức khỏe. Thậm chí, chỗ ở dạng này còn được xem là cách tiết kiệm cực đoan.

Nhà tí hon phổ biến ở các siêu đô thị như Thượng Hải, Bắc Kinh.

Gần đây, hình ảnh về một không gian sống siêu nhỏ ở vùng ngoại ô Trung Quốc, nơi người thuê có thể tranh thủ nấu ăn và ngồi trong nhà vệ sinh, đang lan truyền rộng rãi trên mạng.

Căn phòng này chỉ rộng 6 m2, được rao cho thuê với giá 380 nhân dân tệ (55 USD) mỗi tháng, đã bao gồm thiết kế trọn gói, tại Thượng Hải.

Diện tích đặc biệt của nó đã gây xôn xao trên các diễn đàn sau khi một đại lý bất động sản đăng tải video vào cuối tháng trước.

Theo SCMP, “căn hộ tí hon” được cải tạo từ nhà kho dưới cầu thang của một ngôi nhà cao 3 tầng ở quận Thanh Phố.

Ngoài 2 cửa sổ, bên trong còn có một chiếc giường đơn, bếp, máy giặt, bình nước nóng, vòi rửa bát và toilet.

Theo thông tin tiếp thị, đây là nơi dành cho những người “cần một chỗ trú ẩn tạm thời”. Li, đại diện công ty bất động sản, cho biết nhiều khách hàng của anh đã ở đó trong một tháng.

Tổng cộng, ngôi nhà được chuyển đổi thành 13 studio, mỗi phòng đều đã có người đặt cọc.

Tiền thuê những căn hộ dạng studio khác trong khu vực thường dao động từ 1.000 nhân dân tệ đến 2.000 nhân dân tệ (290 USD)/tháng và rộng 20 m2.

Lời mô tả hài hước của Li về không gian sống siêu nhỏ đã thu hút sự chú ý từ những người lao động nhập cư.

“Hãy xem một căn phòng chỉ có giá 380 nhân dân tệ/tháng. Bạn có thể ngồi trên bồn cầu để chuẩn bị thức ăn”, Li nói trong video đăng trên Douyin vào ngày 23/12/2022.

Phần lớn bình luận dưới đoạn clip đều bày tỏ sự không đồng ý khi thuê một chỗ ở như vậy.

“Sống ở đó sẽ khiến bạn mất đi phẩm giá của con người”, một dân mạng bức xúc.

“Tại sao không trở về quê hương nếu bạn buộc phải sống ở nơi như vậy?”, người dùng khác cho biết.

Cùng với sự thắc mắc, người này cũng đề cập đến nhóm mướn nhà đến từ các vùng nông thôn của đất nước tỷ dân với mục tiêu tìm kiếm mức lương cao hơn.

Tháng 6 năm ngoái, truyền thông xứ Trung đưa tin về trường hợp 39 công nhân sống cùng nhau trong một chung cư rộng 90 m2 tại khu trung tâm của Thượng Hải. Đó là cách để họ tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong bối cảnh lạm phát kéo dài.

Giá thuê toàn bộ ngôi nhà là 13.000 nhân dân tệ (1.880 USD)/tháng. Chủ nhà họ Sun sau đó tiếp tục chia nhỏ căn hộ. Bên cạnh 3 phòng ngủ, Sun lấp đầy không gian với 16 giường tầng ở khu vực sinh hoạt chung và một giường đơn tại phòng bếp

Anh tính phí 700 nhân dân tệ/tháng cho mỗi chỗ ngủ.

Những nơi cư trú kiểu này là hiện tượng phổ biến ở các siêu đô thị như Bắc Kinh hay Thượng Hải.

Giá nhà ở thành phố này đã đắt đến mức được ví như “trúng xổ số mới mua nổi". Do vậy, ước mơ xây dựng tổ ấm riêng trở thành hiện thực tàn khốc với nhiều người trẻ.

Theo nền tảng thông tin bất động sản Anjuke, tính đến giữa tháng 10/2022, giá thuê trung bình hàng tháng cho một căn hộ tại đây đã chạm mức 4.000 nhân dân tệ/tháng (560 USD).

Những người được trả tiền để rời khỏi Tokyo

Chính phủ Nhật Bản đang làm mọi cách để giảm thiểu tình trạng quá tải dân số và tác động từ thiên tai ở thủ đô Tokyo.

Nhà có nhiều cột

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm