Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tầng lớp trung lưu ngày càng ít đi ở Mỹ

Tài sản của tầng lớp trung lưu giảm đáng kể do lạm phát, thị trường đi xuống và các vấn đề kinh tế khác.

Khoảng 38% người Mỹ tự coi mình thuộc giới trung lưu.

Theo khảo sát thị trường lao động SCE của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York vừa công bố, những lao động tốt nghiệp đại học có thu nhập trung bình thấp nhất là 92.100 USD.

Mức lương kỳ vọng tối thiểu có xu hướng tăng đều đặn kể từ năm 2017 nhưng khi thị trường việc làm ngày càng thắt chặt trong đại dịch, con số đó đã leo dốc đột biến, theo Fortune.

Trong số những người tham gia trả lời, tiền lương bảo lưu bình quân của họ vào tháng trước là 73.667 USD, tăng từ 72.873 USD được ghi nhận vào tháng 7/2022.

Phần lớn những người có công việc ổn định tại xứ cờ hoa đang mong muốn có thu nhập cao hơn, đặc biệt là kể từ tháng 3/2020, thời điểm đại dịch mới bùng phát.

Đến tháng 11/2022, mức lương kỳ vọng chỉ tăng 12% đối với người Mỹ thất nghiệp. Trong khi đó, nhóm tương phản lại ghi nhận các chỉ số đã nâng lên 19,4%.

Số lượng công việc mở ra là yếu tố thúc đẩy những mong đợi về tiền công.

Vào cuối tháng 10, cứ 1 nhân viên thất nghiệp thì có 1,7 việc làm, điều đó có nghĩa người lao động đang kén chọn và yêu cầu mức lương cao hơn.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ cũng đóng một vai trò trong việc thúc đẩy yêu cầu về các quyền lợi tốt hơn.

Tang lop trung luu my anh 1

Giới trung lưu ở xứ cờ hoa không còn nhiều của cải như trước. Ảnh: New York Times.

Với lạm phát hàng năm lên tới 7,1% trong tháng 11, sức mua của người Mỹ đang bị siết chặt.

Các nhà nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang (FED) tại New York nhận thấy mặc dù hiện tại người lao động có kỳ vọng về mức lương cao hơn, họ cũng ưu tiên các lợi ích để tăng khả năng chi tiêu của mình.

Cuộc đua giữa những nhân viên muốn đạt tiền công theo kịp lạm phát khiến nhiều người tin rằng việc trở thành một phần của tầng lớp trung lưu không hề dễ dàng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, tuy thu nhập tiếp tục tăng, những người có thể coi mình thuộc nhóm dư dả, ít nhất là về mặt tài chính, đã bị thu hẹp trong 5 thập kỷ qua.

Năm nay, khoảng 38% người Mỹ xem mình là trung lưu, trong khi 14% xác định bản thân thuộc giới thượng lưu, dựa trên dữ liệu khảo sát do Gallup công bố vào tháng 5.

Nhiều người dân ở xứ cờ hoa đã chứng kiến ​​​​sự giàu có tăng lên dẫn đến bùng nổ đại dịch.

Khoảng cách tiền lương ngày càng lớn và sự thu hẹp của giới trung lưu đã dẫn đến tỷ lệ tổng thu nhập của Mỹ do các hộ gia đình khá giả nắm giữ giảm dần.

Chỉ số từ Bloomberg và các nhà kinh tế tại Đại học California (Berkeley) phát hiện ra rằng nhóm có tài sản thực tế trung bình rơi vào phân vị thứ 50 đến 90 (hoặc 40% dân số) đạt 393.300 USD trong tháng 3/2022.

Đáng buồn thay, của cải của tầng lớp trung lưu cũng đã giảm khoảng 7% tính đến cuối tháng 10 do lạm phát, thị trường đi xuống và các vấn đề kinh tế khác.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi người lao động đang đòi hỏi mức lương cao hơn bao giờ hết.

Tỷ phú tặng 100.000 USD cho 10 nhân viên bất kỳ

Tỷ phú Gina Rinehart, người được mệnh danh là nữ hoàng quặng sắt, gây bất ngờ khi bỏ ra số tiền khổng lồ để tạo niềm vui cho những nhân viên may mắn.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm