Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoảng cách giàu nghèo ở Hàn Quốc đạt mức kỷ lục

Ngày càng nhiều thanh niên xứ củ sâm không đủ điều kiện kinh tế để bắt đầu cuộc sống một mình. Họ rơi vào nhóm những người nghèo nhất và ít có cơ hội sở hữu bất động sản.

Mỗi cá nhân phải có ít nhất 700.000 USD (1 tỷ won) tài sản cơ bản mới được xem là người giàu.

Theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc, tài sản trung bình thuộc sở hữu của 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất là 1,65 tỷ won, gấp 64 lần so với 25,8 triệu won của 20% nhóm tương phản.

Đó là khoảng cách giàu nghèo lớn nhất kể từ khi đơn vị này tiến hành khảo sát, Chosun Ilbo đưa tin.

Hệ số Gini đối với tài sản, đánh giá mức độ phân bổ của cải, nằm ở mức 0,66, cũng là ngưỡng cao kỷ lục.

Chỉ số nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và càng gần 1 thì sự bất bình đẳng càng cao. Tình trạng này chủ yếu là do giá bất động sản leo thang.

Khoảng 98,6% hộ gia đình trong số 20% những người giàu nhất sở hữu đất đai, nhưng tỷ lệ này chỉ ở mức 10,1% với nhóm còn lại.

Theo Hội đồng Bất động sản Hàn Quốc, giá nhà trung bình đã tăng 7,47% từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022.

Giới thượng lưu đang nắm giữ khối tài sản tăng 9,1%, đồng nghĩa với việc giá trị cũng nâng lên 10,7%. 90% giới siêu giàu ở xứ kim chi sống thoải mái trong nhà hoặc căn hộ của riêng có diện tích ít nhất 150 m2.

Người giàu tầm trung chi khoảng 4,79 triệu won/tháng (3.900 USD) cho chi phí sinh hoạt, gồm 1,4 triệu won (1.140 USD) cho đồ ăn đắt tiền, 670.000 won (545 USD) cho giáo dục và 560.000 won (456 USD) cho tiền nhà ở. Tổng giá trị tài sản càng lớn, mức chi tiêu càng tăng.

Những người thuộc top 0,1% giàu nhất Hàn Quốc là khách hàng VVIP của ngân hàng, công ty môi giới, hãng hàng không, cửa hàng bách hóa.

han quoc giau ngheo anh 1

Sự cách biệt giàu nghèo ở xứ Hàn ngày càng rõ rệt thông qua thu nhập và tổng giá trị tài sản. Ảnh: Reuters.

Ngược lại, các hộ gia đình thuộc nhóm 20% dưới đáy chứng kiến ​​của cải của họ giảm 0,5%. Cơ quan thống kê Hàn Quốc cho rằng xu hướng này là do sự bùng nổ số lượng người độc thân.

Nói cách khác, ngày càng có nhiều thanh niên xứ củ sâm không đủ điều kiện kinh tế để bắt đầu sống một mình và rơi vào phân khúc những người nghèo nhất.

Theo số liệu của chính phủ, họ sở hữu tài sản trung bình chỉ 211 triệu won vào năm ngoái. Ngoài ra, thu nhập bình quân của nhóm này là khoảng 26,9 triệu won. Trong đó, 57,7% đến từ tiền lương và 5,5% thuộc các nguồn khác như đầu tư chứng khoán, tiết kiệm.

Nếu dựa vào tiêu chí "Báo cáo về sự giàu có của Hàn Quốc năm 2022" (2022 Korean Wealth Report) thuộc tổ chức tư vấn Ngân hàng Hana, người giàu được định nghĩa là có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won.

Nhóm 30-49 tuổi với tổng của cải trên 1 tỷ won và dưới 2 tỷ won được gọi là “người giàu mới”, phân biệt với “người giàu truyền thống” - các cá nhân 50 tuổi trở lên với hơn 2 tỷ won tài sản cơ bản.

Nghề tổ chức tiệc cưới cho giới siêu giàu châu Á

Giới thượng lưu thường thích những lễ cưới xa hoa và hoành tráng. Điều đó đòi hỏi các nhà tổ chức sự kiện phải chuyên nghiệp, sáng tạo và liên tục đổi mới để chiều ý khách hàng.

Nhà có nhiều cột

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm