Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cần tây tốt cho sức khỏe nhưng ai cần thận trọng khi ăn?

Cần tây mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý một số rủi ro, để tránh những tác hại không mong muốn.

Cần tây rất giàu hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm viêm, ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ các gốc tự do. Ảnh: Medmd.

Cần tây (Apium Graveolens) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), một loại rau không chứa tinh bột, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của cần tây

Sau đây là những lợi ích liên quan đến việc thêm cần tây vào chế độ ăn uống của bạn.

Phòng chống viêm nhiễm và ung thư

Cần tây rất giàu hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm viêm, ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ các gốc tự do (các phân tử không ổn định có thể tích tụ trong tế bào và làm hỏng các phân tử khác). Một nghiên cứu cho thấy phần có lợi nhất của cần tây để giảm viêm là lá và hạt. Các hợp chất thực vật trong cần tây giúp giảm viêm là: Acid caffeic, acid p-coumaric, acid ferulic, apigenin, luteolin, tanin, saponin và kaempferol.

Huyết áp

Cần tây có thể giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh và điều trị huyết áp cao. Nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe tim mạch này đến từ hàm lượng nitrat cao tự nhiên có trong một số loại rau như cần tây.

Mỡ máu cao

Mỡ máu cao (cholesterol cao) là yếu tố góp phần gây ra bệnh tim và đột tử do đau tim hoặc đột quỵ. Một đánh giá cho thấy việc nhận đủ chất dinh dưỡng từ cần tây hàng ngày có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu.

Hình thành thần kinh

Cần tây được cho là có tác dụng thúc đẩy và bảo vệ quá trình tái sinh và mạng lưới thần kinh. Theo nghiên cứu, các flavonoid trong cần tây có tác dụng hỗ trợ lưu lượng máu khỏe mạnh, tái tạo mô thần kinh và giảm nguy cơ tổn thương thần kinh dẫn đến suy giảm nhận thức, ảnh hưởng khả năng suy nghĩ, lý luận và ghi nhớ.

Nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý khác của cần tây được biết đến nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú của nó. Điều quan trọng là hầu hết nghiên cứu đều tập trung vào chiết xuất hạt hoặc lá cần tây, không phải loại rau củ cần tây mà bạn thấy bán ở các quầy rau trong siêu thị hay ở chợ.

Cần tây cũng có thể giúp điều trị các bệnh lý như:

  • Bệnh gan và vàng da
  • Các vấn đề về đường tiết niệu
  • Bệnh gout
  • Rối loạn thấp khớp như viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Trầm cảm và lo âu
  • Mất ngủ

Bạn có nên ăn nhiều cần tây không?

Ngay cả những loại thực phẩm lành mạnh nhất cũng nên được tiêu thụ tùy theo hàm lượng dinh dưỡng của chúng và cần tây cũng vậy. Bởi, hàm lượng nước và chất xơ trong cần tây là khá lớn, vì vậy khi ăn quá nhiều, bạn có thể sẽ bị đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa. Bạn nên đặt mục tiêu ăn 240-400 gram rau như cần tây mỗi ngày.

an can tay anh 1

Ngay cả những loại thực phẩm lành mạnh nhất cũng nên được tiêu thụ tùy theo hàm lượng dinh dưỡng của chúng và cần tây cũng vậy. Ảnh: Thesocialfolks.

Ngoài ra, ăn cần tây cũng có thể liên quan đến một số rủi ro như:

Dị ứng

Một số người bị dị ứng với cần tây. Phản ứng dị ứng với cần tây bao gồm các triệu chứng: Ngứa hoặc sưng miệng và môi nghiêm trọng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm phản ứng hô hấp hoặc trên da do dị ứng với rễ, lá hoặc hạt cần tây. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang gặp phản ứng dị ứng, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Người mang thai

Ăn cần tây khi mang thai là an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ chiết xuất hạt cần tây hoặc tinh dầu của chúng. Những người mang thai có thể cần tránh dùng hạt cần tây với liều lượng, số lượng hoặc nồng độ thuốc nhất định.

Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu có hại cho sức khỏe và có thể được tìm thấy ở nồng độ cao hơn trong một số loại trái cây và rau quả so với những loại khác. Rửa cần tây là một cách để giảm nguy cơ tiêu thụ thuốc trừ sâu. Bạn cũng có thể chọn cần tây được trồng hữu cơ để giảm thiểu rủi ro.

Cần tây là một loại rau không chứa tinh bột có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm viêm, nguy cơ ung thư và bệnh tim, cũng như các yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, cần tây cũng liên quan tái tạo mô thần kinh và các lợi ích sức khỏe khác đối với hệ hô hấp và sức khỏe nhận thức.

Các chất dinh dưỡng trong cần tây có thể được lấy ở dạng sống hoặc nấu chín và từ lá, thân hoặc hạt. Một số người có thể bị dị ứng với cần tây. Ngoài ra, cần tây có thể nhiễm thuốc trừ sâu, có hại cho sức khỏe con người, do đó bạn nên thận trọng trước khi ăn.

Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

Loại củ phổ biến ở Việt Nam có dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây

Nhiều người thích ăn khoai sọ vì nó không chỉ ngon miệng mà còn có lợi ích đối với sức khỏe như bồi bổ, chống táo bón, hạ huyết áp.

Bác sĩ Đoàn Hồng

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Bạn có thể quan tâm