Cụ thể, một trường hợp mạo danh bác sĩ Trần Thị Thanh Tâm, khoa Laser và Săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), để lừa đảo tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân tới thăm khám tại bệnh viện.
Trước đó, bệnh nhân đã mua 4 lần thuốc theo thông tin này không có đơn. Khi tình trạng mẩn ngứa nặng hơn, bệnh nhân liên lạc lại thì không nhận được phản hồi.
Bệnh nhân chia sẻ việc bị lừa mua một thuốc không đơn qua tổ chức giả mạo. Ảnh: BVCC. |
Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa qua cũng ghi nhận nhiều cá nhân, tổ chức mạo danh, tự ý sử dụng hình ảnh của các giáo sư, bác sĩ của cơ sở y tế này trên mạng xã hội để quảng cáo, lừa đảo bệnh nhân.
Hình ảnh bác sĩ được đăng tải kèm ngôn ngữ giật gân khiến người bệnh dễ tin tưởng và nghe theo. Việc làm này trực tiếp gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh và uy tín của bệnh viện cũng như bác sĩ.
Trước tình trạng này, Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không để các đối tượng mạo danh nhân viên bệnh viện lừa đảo tư vấn, bán thuốc, cung cấp dịch vụ thu tiền..., từ đó dẫn đến những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về sức khỏe cũng như kinh tế cho người sử dụng.