Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cảnh trái ngược ở bệnh viện Hàn Quốc

Hàng nghìn bác sĩ thực tập ở Hàn Quốc vẫn tiếp tục đình công và lên kế hoạch biểu tình, trong khi đó, bệnh nhân bơ vơ, phải trì hoãn điều trị.

Một bệnh nhân chờ đợi để được khám tại bệnh viện vì nơi đây không còn nhiều bác sĩ. Ảnh: Yonhap.

Sau khoảng 2 tuần bác sĩ thực tập ở Hàn Quốc đình công để phản đối kế hoạch tuyển sinh ngành y, căng thẳng lại tiếp tục leo thang vì nhiều người đang chuẩn bị tổ chức biểu tình để gây áp lực lên chính phủ.

Theo Korea Herald, Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) dự định tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn ở phía tây thành phố Seoul vào ngày 3/3. KMA dự kiến khoảng 20.000 người làm trong ngành y nước này sẽ tham gia biểu tình.

Trước ngày lên kế hoạch biểu tình, nhà riêng và văn phòng của các lãnh đạo KMA bị cảnh sát Hàn Quốc tiến hành khám xét. Lý do là chính phủ nước này nghi ngờ KMA đã xúi giục các bác sĩ thực tập bỏ việc hàng loạt, đồng thời tiếp tay cho việc đình công.

Bác sĩ đình công

Trước đó, vào ngày 29/2, Korea Times đưa tin Chính phủ Hàn Quốc sẽ sớm thực hiện việc đình chỉ giấy phép hành nghề của những bác sĩ thực tập tham gia đợt đình công vào cuối tháng 2 vừa qua.

Cụ thể, vào ngày 26/2, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đưa ra tối hậu thư, nói rằng những người quay trở lại làm việc vào đêm 29/2 sẽ không phải chịu trách nhiệm vì đình công. Còn những người không đi làm sau thời hạn này sẽ có nguy cơ bị đình chỉ giấy phép.

bac si dinh cong anh 1

Nhiều bác sĩ ở Jeju kéo nhau đi biểu tình vào ngày 29/1. Ảnh: Yonhap.

Các nhà chức trách cũng nhấn mạnh rằng việc đình chỉ giấy phép hành nghề có thể kéo dài ít nhất 3 tháng, thậm chí lên đến một năm. Ngoài đình chỉ, các bác sĩ thực tập cũng có nguy cơ đối mặt với 3 năm tù giam hoặc bị phạt 30 triệu won (tương đương 22.400 USD). Đây đều là những hậu quả không thể tránh khỏi đối với việc không tuân thủ luật pháp.

Ngay trước thời hạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Park Min-soo mở một cuộc họp kéo dài 3 giờ với một số bác sĩ thực tập nhưng cuộc họp không thể giải quyết được vấn đề nào.

Theo ông Park, cuộc họp chưa đến 10 bác sĩ thực tập tham gia. Hôm đó, ông cũng đã giải thích chi tiết về các kế hoạch, chính sách do Chính phủ công bố, đồng thời nhấn mạnh rằng dù bác sĩ có đình công, Chính phủ vẫn không thay đổi kế hoạch.

Tính đến ngày 27/2, hơn 9.000 bác sĩ ở Hàn Quốc đã nghỉ việc. Nhưng sau khi Bộ Y tế ra tối hậu thư, đến khoảng 11h ngày 28/2, 294 người đã trở lại làm việc. Đến ngày 29/2, thêm 271 bác sĩ khác cũng đã về lại bệnh viện, nâng tổng số lên 565 người.

Tuy nhiên, con số 565 người vẫn là quá ít vì hơn 8.000 bác sĩ thực tập khác vẫn đang nghỉ việc. Điều này chính là dấu hiệu cho thấy họ chưa có ý định chấm dứt cuộc đình công.

Theo đó, bộ cho biết các nhà chức trách sẽ tiến hành kiểm tra các bệnh viện để hoàn thiện danh sách những bác sĩ thực tập không trở lại làm việc đúng thời hạn và bắt đầu đưa ra biện pháp trừng phạt.

Trước tiên, bộ thông báo cho những bác sĩ thực tập rằng họ đang vi phạm đạo luật của ngành y tế, đồng thời cho họ cơ hội bày tỏ ý kiến của bản thân. Nếu bác sĩ thực tập đưa ra những ý kiến không phù hợp, các nhà chức trách sẽ chuyển sang bước tiếp theo là đình chỉ giấy phép.

Bệnh nhân chờ đơi

Bác sĩ thực tập ở Hàn Quốc đình công để phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y từ 3.000 sinh viên lên 5.000 sinh viên mỗi năm.

Mục đích của kế hoạch này là giải quyết những thách thức cho hệ thống y tế vì dự đoán đến năm 2035, ngành y tế nước này sẽ thiếu khoảng 15.000 bác sĩ.

bac si dinh cong anh 2

Bệnh nhân ở một bệnh viện tại Seoul chờ khám bệnh trong "vô vọng" vì thiếu bác sĩ. Ảnh: Yonhap.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, những bác sĩ này khẳng định rằng việc đình công tập thể của họ không phải bất hợp pháp.

Bác sĩ và Chính phủ đối đầu, người bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là bệnh nhân - những người cần được hỗ trợ và điều trị mỗi ngày. Kể từ khi vụ đình công nổ ra, các dịch vụ y tế ở Hàn Quốc trở nên gián đoạn vì thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc đã phải vào cuộc điều tra một số trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng vì bác sĩ đình công.

Hôm 27/2, một sản phụ bị biến chứng được đưa đến một bệnh viện đang chịu ảnh hưởng của cuộc đình công. Kết quả, sản phụ đó sảy thai do bị từ chối phẫu thuật.

Một gia đình khác cho biết người nhà của họ qua đời hôm 22/2 vì gặp vấn đề trong quá trình lọc máu. Dù vậy, bệnh nhân này không qua khỏi do không được cấp cứu kịp thời vì các bác sĩ bận đình công.

Liên minh Bệnh nhân Hàn Quốc - tổ chức của các bệnh nhân - khẳng định việc trì hoãn điều trị chính là "bản án tử hình" đối với bệnh nhân. Họ kêu gọi các bác sĩ thực tập nhanh chóng trở lại làm việc, đồng thời mong muốn Chính phủ đưa ra những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn sự gián đoạn trong các dịch vụ y tế.

"Các bác sĩ thực tập nên ngừng đình công tập thể, hãy quay lại chăm sóc bệnh nhân đi, đặc biệt là phải ưu tiên những người đang trong tình trạng nguy kịch hoặc phải cấp cứu gấp", một thành viên của tổ chức ra lời kêu gọi.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của nhóm tác giả Michael CrupainMichael RoizenTed Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

'Cơn ác mộng' ở bệnh viện Hàn Quốc

Sau sự kiện bác sĩ, nhân viên y tế tại các bệnh viện đại học đồng loạt đình công, bệnh nhân ở Hàn Quốc chờ hàng giờ để được khám bệnh, thậm chí phải ra về dù đã chờ rất lâu.

Thái An

Bạn có thể quan tâm