Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh tréo ngoe không hồi kết tại cầu 'sống ảo' núi Phú Sĩ

Trái ngược với tham vọng quảng bá du lịch của chính quyền, người dân sống gần cầu Fuju Dream (Nhật Bản) phàn nàn về tình trạng đỗ xe trái phép và tiếng ồn quá mức từ khách du lịch.

Du khách tạo dáng, check-in trên cầu mơ ước núi Phú Sĩ nổi tiếng. Ảnh: @andiloveme.

Tọa lạc tại thành phố Fuji, tỉnh Shizuoka, cây cầu Fujisan Yumeno Ohashi (Fuji Dream - Giấc mơ Phú Sĩ) ban đầu được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, mang lại lợi ích cho du lịch địa phương nhờ vị trí độc đáo với góc nhìn đẹp về ngọn núi cao nhất Nhật Bản.

Tuy nhiên, nỗ lực quảng bá trên mạng xã hội, đặc biệt là Instagram, đã khiến địa điểm này trở thành nạn nhân của tình trạng du lịch quá mức, theo SCMP.

Được xây dựng từ năm 2016 để kết nối hai tuyến đường chính, cây cầu này thu hút khoảng 1.000 người mỗi ngày, đặc biệt vào thời tiết đẹp.

Nhờ hiệu ứng xa - gần, hình ảnh cầu thang lên cầu như dẫn thẳng lên núi Phú Sĩ lan truyền mạnh mẽ, khiến du khách đến xếp hàng dài để chụp ảnh. Chỉ một ngày trong tháng 4, hơn 50 người có mặt chỉ để ghi lại khoảnh khắc đặc biệt.

Zhu Yihao, một du khách đến từ Thượng Hải, chia sẻ kỳ vọng có được những bức ảnh “đẹp và độc đáo” tại đây.

Nhưng lượng khách quá đông đã gây ra nhiều phiền toái cho cư dân sống gần khu vực. Dù chính quyền thành phố đã cho dựng biển cảnh báo bằng nhiều ngôn ngữ, cung cấp bãi đậu xe miễn phí và khuyến khích du khách giữ im lặng khi chụp ảnh, những biện pháp này chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Một cư dân cho biết tình trạng ồn ào thường xuyên ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, trong khi người khác đặt câu hỏi liệu lợi ích từ du lịch có xứng đáng với sự bất tiện mà cộng đồng đang phải gánh chịu hay không?

Nhat Ban anh 3

Hàng rào lưới tại điểm chụp ảnh nổi tiếng cùng núi Phú Sĩ trước cửa hàng Lawson đã được gỡ bỏ. Ảnh: Yomiuri Shimbun.

Không chỉ Shizuoka, tình trạng tương tự cũng xảy ra tại tỉnh Yamanashi, nơi một điểm chụp ảnh khác của núi Phú Sĩ buộc phải dựng hàng rào tạm thời trước cửa hàng tiện lợi để ngăn khách du lịch chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Trước làn sóng phản ứng từ cư dân, giáo sư Yoshihiro Sataki từ Đại học Quốc tế Josai, cho rằng phản ứng của chính quyền địa phương là chưa đủ mạnh.

Ông nhấn mạnh các cơ quan chức năng cần đặt ưu tiên vào đời sống người dân, đồng thời kêu gọi chính phủ trung ương hỗ trợ tài chính để giúp các địa phương kiểm soát hệ quả từ lượng khách du lịch tăng cao.

Ông Sataki cũng cảnh báo du lịch quá mức đang trở thành vấn đề đáng lo ngại tại nhiều điểm đến nổi tiếng, nơi từng được xem là biểu tượng thu hút khách nhưng nay lại khiến cộng đồng địa phương gặp khó khăn trong sinh hoạt thường nhật.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Nhật Bản vẫn 'bó tay' trước quá tải du lịch

Các chuyên gia cho rằng việc tính thêm thuế cho khách quốc tế rời khỏi Nhật Bản sẽ không giải quyết được dứt điểm tình trạng quá tải du lịch.

'Cơn sốt' matcha khiến Nhật Bản bế tắc

Sự yêu thích matcha bùng nổ trên phạm vi toàn cầu đang gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng bột trà xanh ở Nhật Bản.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm