Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cậu bé đọc tiếng Việt, nói sõi tiếng Anh từ khi lên 3

Hơn 2 tuổi, Lưu Trương Vĩnh Trân có khả năng nói 40-50 từ tiếng Anh mỗi tối. Lên 3 tuổi, em nói tiếng Anh sõi hơn tiếng Việt.

Chàng trai đa tài

Lưu Trương Vĩnh Trân (sinh năm 2000) tại Đà Nẵng là học sinh trường THCS Nguyễn Khuyến (Đà Nẵng), trong gia đình có bố là giảng viên trường ĐH Sư phạm và mẹ dạy tiếng Anh tại ĐH Ngoại ngữ, anh trai hiện đang du học tại Ấn Độ. 

Nam sinh 14 tuổi điển trai, cao hơn 1,8 m lại đạt nhiều thành tích khiến người lớn cũng phải nể phục.

Bài diễn thuyết trên đất Mỹ của thần đồng Nhật Nam

Với phong thái tự tin, đầy biểu cảm cùng bài thuyết trình lưu loát hoàn toàn bằng tiếng Anh, Đỗ Nhật Nam đã khiến không ít người kinh ngạc và khâm phục tài năng của em.

Trân đoạt giải thưởng toàn diện các môn như HCV quốc gia Olympic Toán-Internet (lớp 5), giải khuyến khích Tiếng Anh IOE cấp quốc gia (lớp 5), HCV Toán APMOPS - Châu Á Thái Bình Dương (lớp 6), chứng chỉ vàng với 875/900 điểm vòng 2 TOEFL Junior Challenge (lớp 8) và huy chương bạc Toán tiếng Anh – Internet quốc gia (lớp 8), giải nhất cuộc thi về môi trường Lá thư từ năm 2050 với suất học bổng trại hè tại Singapore. Mới đây nhất, Trân đạt giải nhất kỳ thi giải Toán Casio cấp thành phố.

Chàng trai 10X có sở thích đọc sách, báo và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như như Thiên văn học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học - Môi trường, Tôn giáo, Vũ khí... Điều này là do Trân đã được ba chắp cánh đam mê tiếp cận và khám phá. Cô Trương Thị Thời (mẹ của Trân) chia sẻ: “Ngay từ nhỏ ngoài việc đọc truyện tranh Doremon, Trân còn thích đọc những cuốn sách nghiêng về nghiên cứu và hàn lâm mà chính sinh viên của ba mẹ còn… ngại đọc”.

Sinh năm 2000 nhưng Vĩnh Trân đã cao gần 1,8m.
Sinh năm 2000 nhưng Vĩnh Trân đã cao gần 1,8m.

Ít ai biết được rằng, chàng trai học lớp 8 sở hữu loạt giải thưởng lớn này có khả năng đọc rành mạch và nói tiếng Anh khi mới 3 tuổi. Mẹ của Trân chia sẻ: “Trân biết nói chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Hai tuổi con mới phát âm được từ “ba”. Cùng lúc đó con còn biết đọc tiếng Việt và bộc lộ khả năng tiếp thu tiếng Anh rất nhanh”.

Khi chưa biết nói, cô Thời thường dạy Trân đánh vần, ghép vần các chữ cái bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hơn 2 tuổi, Trân có thể nói được 40-50 từ mỗi tối trước khi đi ngủ. Đến khi Trân học hết vốn từ về động vật, mẹ lại dạy thêm những từ lạ của nước ngoài. Lên 3 tuổi, khi chưa sõi tiếng Việt nhưng Trân đã nói và đọc tiếng Anh mạch lạc. Học lớp 1, Trân có thể giao tiếp với người nước ngoài.

Một cô giáo tiểu học kể lại: “Khi Trân học lớp 5, trong một lần được nhà trường dẫn đi thăm quan khu đền tháp Mỹ Sơn, mọi người thấy ngạc nhiên khi em nói chuyện được cùng người nước ngoài về lịch sử, kiến trúc của Mỹ Sơn”.

Khả năng của Trân khiến cho bố mẹ không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, thời điểm đó cô Thời không chia sẻ nhiều với người ngoài bởi không muốn con tự mãn và có thể phát triển tự nhiên nhất. Cũng theo cô Thời, Vĩnh Trân không được gọi là thần đồng vì khả năng này không tự dưng mà có, đó là do cách con cảm thụ, ham hiểu biết và học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đã đam mê điều gì, chàng trai quyết tâm theo đuổi đến cùng với một sự nỗ lực không mệt mỏi.

Khi đã lớn khôn, cô Trương Thị Thời kể lại kỷ niệm ngày con con còn nhỏ: "Trân có rất nhiều biểu hiện đặc biệt. Cháu rất khó ngủ. Khi vài tháng tuổi cháu đã hiểu lời người lớn nói và biết làm nhiều trò vui khiến mọi người ngạc nhiên. Lớn thêm con đã có những suy nghĩ rất “người lớn” khiến gia đình lo lắng đến nỗi phải đưa đi khám và xin tư vấn các bác sĩ tâm thần.

Bác sĩ kết luận cháu rất thông minh, không có vấn đề gì về sức khỏe tâm thần. Ngày đó, cháu cũng rất… khó tính, không thân thiện như bây giờ, bởi lên 3 tuổi vẫn không ai bồng bế được con ngoài mẹ, kể cả ba”.

Gia đình chính là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho Vĩnh Trân.
Gia đình chính là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho Vĩnh Trân.

“Ta đã đi, là đến”

Ngay từ nhỏ Trân đã có những khả năng như am hiểu nhiều lĩnh vực, thích hùng biện, giải Toán nhanh, vẽ đẹp. Không ỷ lại vào sự thông minh vốn có, lớn lên Trân vẫn miệt mài trong học tập, thông thạo hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. 

Clip cô bé trả lời thần tốc, lập kỷ lục cuộc thi trí tuệ

Trong cuộc thi "Chinh phục", thí sinh Lê Thu Giang (lớp 6, THPT Amsterdam) đã lập kỷ lục khi trả lời đúng 26 câu hỏi trong 90 giây trong phần Toán học.

Học đều các môn, mỗi ngày Trân dành 5 tiếng tự học và có học thêm tiếng Anh, tiếng Nhật, Toán, Lý. Chàng trai này bộc lộ bí quyết của mình là có đam mê, cần mẫn và sắp xếp thời gian hợp lý. 

Mới đây, Lưu Trương Vĩnh Trân được biết đến là gương mặt tiêu biểu của cuộc thi trí tuệ mang tên Chinh phục - VTV6. Trân được hâm mộ vì phong thái điềm tĩnh, tự tin thể hiện kiến thức sâu rộng của mình và giành được ngôi vị quán quân tuần. Trân chia sẻ: “Sau cuộc thi em tự tin hơn và được bạn bè yêu quý. Điều này khiến em sẽ luôn cố gắng sống tốt và nỗ lực nhiều hơn nữa”. Trên Facebook còn có cả Hội những người hâm mộ bạn Lưu Trương Vĩnh Trân.

Vĩnh Trân trong cuộc thi Chinh phục
Vĩnh Trân trong cuộc thi Chinh phục - Vì tầm vóc Việt.

Từ cuộc thi này, Vĩnh Trân đã có một người bạn rất thân thiết là thần đồng Phan Đăng Nhật Minh - Quán quân của Chinh phục mùa thứ nhất. Trân chia sẻ: “Nhật Minh rất thông minh và trầm tính. Em nể bạn ấy vì làm toán nhanh. Đối với em bạn ấy là một ẩn số”.

Chàng trai sinh năm 2000 đã có những suy nghĩ rất chín chắn: "Em có châm ngôn sống là "Ta đã đi là đến". Đã đam mê làm gì em theo đuổi đến cùng chứ không bỏ cuộc. Nếu đó là sự vấp ngã của bản thân, em sẽ đứng lên đi tiếp, còn nếu là do con người cản trở em sẽ rẽ sang hướng khác".

Trong tương lai, Trân dự định học trường THPT Lê Quý Đôn – Đà Nẵng và đi du học. Ước mơ của chàng trai này là trở thành nhà Vật lý hạt nhân.

Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia

Mới 17 tuổi, Nguyễn Tiến Trung Kiên được thầy giáo cho đứng lớp đội tuyển HSG quốc gia, trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Cô Trương Thị Thời chia sẻ, gia đình chú trọng dạy con theo phương pháp đồng hành và định hướng, không can thiệp, ngăn cấm những suy nghĩ, đam mê của con. Bản thân cô chăm con theo cách vừa là người mẹ, cũng là người bác sĩ, luôn chú trọng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con.  Có người nói cô chăm con kỹ đến mức "trước khi ăn kem còn trụng nước sôi" - cô Thời cho biết.

Ngoài vấn đề thể chất, ba mẹ coi Vĩnh Trân như một người bạn, sẵn sàng lắng nghe con tâm sự những băn khoăn, khúc mắc trong cuộc sống và học tập.

Thêm vào đó, ba mẹ Vĩnh Trân sẵn sàng xin lỗi con nếu mình sai, khiển trách con vô lý. Bên cạnh đó, họ luôn dạy Trân nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh trước khuyết điểm và khó khăn, tìm mọi cách vượt qua và điều cần thiết hơn nữa là phải biết chấp nhận thất bại để thành công. Trong cách giáo dục con, ba mẹ Vĩnh Trân chưa bao giờ sử dụng đến roi vọt.

Quyên Quyên

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm