Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cậu bé ở 'xóm chạy thận' vào đại học

Thông tin Tuấn Việt đỗ ĐH Bách khoa, khiến cả “xóm chạy thận” (ngõ 121 Lê Thanh Nghị, gần Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) vui mừng, nhưng gánh hàng rong của mẹ lo cho bố đã quá sức.

Cậu bé ở 'xóm chạy thận' vào đại học

Thông tin Tuấn Việt đỗ ĐH Bách khoa, khiến cả “xóm chạy thận” (ngõ 121 Lê Thanh Nghị, gần Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) vui mừng, nhưng gánh hàng rong của mẹ lo cho bố đã quá sức.

Dù hoàn cảnh khó khăn, Việt vẫn cố gắng vươn lên trong học tập.

Tuổi thơ ở “xóm chạy thận”

Theo mẹ (chị Lê Thị Thủy, Thọ Xuân, Thanh Hóa) ra Thủ đô để chạy thận cho bố khi mới được 18 tháng tuổi, tuổi thơ của Việt không được những đứa trẻ khác. Bố phải điều trị ngoài viện, mẹ đi làm kiếm tiền, khi học mẫu giáo cho đến tiểu học, trung học, Việt phải tự nấu mỳ để ăn rồi tự đi đến trường.

Có thời gian, cả ngày Việt không được nhìn mặt mẹ vì mẹ đi làm từ khi em chưa thức dậy và trở về nhà khi đã quá nửa đêm. Không có nhiều tiền nên bố Việt phải chạy thận lúc nửa đêm vì khi đó mới thừa máy, mẹ lại thức trọn đêm để trông nom, chăm sóc.

Những hôm không may bố bị tai biến phải đi cấp cứu, mẹ chạy đi gõ cửa từng phòng trọ nhưng cả xóm chạy thận nghèo hỏi mãi mới lo được vài trăm nghìn nhập viện cho bố.

Đã gần hai chục năm kể từ ngày chồng ốm, chị Thủy phải gồng mình lên chèo chống mọi công việc lớn bé của gia đình.

“Bố mắc bệnh này nên cháu Việt chịu nhiều thiệt thòi so với chúng bạn. Một mình tôi quay cuồng trong nỗi lo cơm áo, gạo tiền, chạy chữa cho bố nên từ bé cháu đã phải tự làm mọi việc. Có khi hai năm trời tôi không có đủ tiền mua cho con bộ quần áo mới”, chị Thủy nói.

Dù bệnh tật, ốm yếu liên miên nhưng bố lại là người thầy đầu tiên rèn giũa từng nét bút và kiên nhẫn giảng giải từng bài toán cho Việt.

“Ngày trước bố em từng học ĐH Dược, sau này em học tốt môn Hóa và đỗ lớp chuyên phần lớn là do bố đã dạy em” - Việt chia sẻ.

Học để bố mẹ vui lòng

Trong tâm trí, Việt nhớ như in hình ảnh mẹ ngày ngày xách nước sôi ra viện bán để có thêm tiền lo cho cả gia đình. Những đêm đông buốt giá, đôi tay chai sần ấy hằn lên những vết nứt sâu rồi túa máu.

“Mỗi sáng mẹ xách cả trăm lượt phích nước vào viện, vì nhà chỉ có hai chiếc phích do bác chủ nhà cho nên mẹ chạy đi chạy lại như con thoi để mượn phích của các phòng trong khu trọ. Hè năm học lớp 11, em bị ốm sốt 41 độ C, nằm hôn mê 2 ngày liền. Trong 2 ngày đó mẹ phải thức trắng, vừa lo cho bố, vừa lo cho em nên kiệt sức mà sốt. Khi ấy bố nằm viện phải nhờ người trông, hai mẹ con ở nhà nằm bệt giường, lúc đói lại lết ra bàn lấy mỳ tôm ăn tạm và nước lọc để uống chờ mấy ngày sau cậu ở quê mới lên giúp” - Việt tâm sự.

Việt sợ những cuộc trò chuyện của bố mẹ sau lần mẹ đưa bố chạy thận từ viện trở về phòng trọ. Đó là những lúc bố mệt mỏi, đau đớn muốn buông xuôi và nói: “Chỉ chạy thận hết tuần này thôi”.

Thương mẹ vất vả, lo cho bố ốm đau, Việt tự nhủ luôn phải cố gắng vươn lên trong học tập để bố mẹ vui lòng.

Ngoài giờ lên lớp cậu tự vẽ tranh, gấp giấy origami (nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản), làm đồ hand - made đem bán. Với số tiền nhỏ kiếm thêm từ sự khéo léo, bền bỉ, dần dần Việt có thể mua thêm sách vở, đồ dùng học tập.

Tạm gác ước mơ trở thành dược sĩ để nối nghiệp bố, năm vừa rồi Việt chỉ đăng ký thi khối A (Toán, Lý, Hóa) khoa Hóa ĐH Bách khoa Hà Nội và Việt muốn trong thời gian tới vừa học trên trường vừa ôn thêm môn sinh để năm sau thi khối B vào Học viện Y học cổ truyền.

“Bố bảo ở quê người có bằng cấp về dược và làm giỏi còn ít trong khi người bệnh lại nhiều nên muốn em học và làm dược sĩ”, Việt cho biết.

Việt bảo thời gian tới sẽ tính chuyện làm gia sư, vừa trau dồi củng cố kiến thức để thi thêm trường nữa, vừa có tiền lo chi phí ăn học, đỡ phần nào gánh nặng cho mẹ dù phía trước vẫn đầy khó khăn.

Theo Tiền Phong

Theo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm