Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện bác sĩ giàu lòng nhân ái và người phụ nữ mất một chân

"Điều ước thứ 7" tuần này cùng lúc thực hiện điều ước cho 2 nhân vật. Đó là vị bác sĩ già có tấm lòng nhân hậu và người phụ nữ khuyết tật song giàu nghị lực.

Điều ước thứ 7 Điều ước tuần này kể về vị bác sĩ già có tấm lòng nhân hậu.

Điều ước thứ 7 phát sóng ngày 10/3 lần đầu tiên kể câu chuyện về hai ước mơ khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Nhân vật đầu tiên đó là bác sĩ chuyên chữa bệnh thiện nguyện cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. 

Ngôi nhà nhỏ nằm trên phố Minh Khai (Hà Nội) của bác sĩ, thương binh Lê Thành Đô trở nên ấm áp lạ kỳ bởi các câu chuyện xúc động tình người.

Trở về sau chiến tranh, người thương binh ấy hiểu hơn ai hết nỗi đau, sự mất mát một phần cơ thể. Với tấm lòng nhân ái, ông Lê Thành Đô đã mở xưởng làm chân tay giả để giúp đỡ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

13 năm miệt mài lao động, nghiên cứu, ông đã giúp được hơn 600 người khuyết tật có bộ phận cơ thể mới để cuộc sống thêm thuận lợi, vơi bớt phần nào nỗi đau.

Dieu uoc cho bac si co tam long nhan hau. anh 1
Vị bác sĩ giúp 600 người khuyết tật có bộ phận cơ thể mới để cuộc sống thêm thuận lợi.

Nhân vật thứ 2 chính là ông Trần Chung Thuỷ và bà Trương Thị Vở - đôi vợ chồng tiểu thương đang làm ăn buôn bán ở chợ Mới, Sầm Sơn, Thanh Hoá. Tai nạn giao thông cách đây 9 năm đã cướp đi vĩnh viễn một bên chân của bà Vở.

Với mong muốn kết nối thực hiện tâm nguyện cho hai nhân vật, Điều ước thứ 7 là sứ giả đưa các ước mơ được đến gần với nhau.

Sau khi họp bàn kế hoạch tổ chức, ê-kíp sản xuất chương trình đã có mặt tại chợ Sầm Sơn, Thanh Hoá - nơi một trong hai nhân vật đang làm ăn sinh sống. 

Đến tận nơi thăm khám cho bà Vở, bác sĩ đã chóng bắt tay vào công việc hoàn thiện chiếc chân giả chỉ trong vòng 3 ngày. Kế hoạch vẫn được giữ bí mật với mọi người. 

Ngày thực hiện điều ước, trên khu vực sân khấu, những khâu chuẩn bị đầu tiên đã hoàn thành, lúc đó bác sĩ Đô cùng ê-kíp đến nhà bà Vở để dành tặng món quà là chiếc chân giả, giúp nhân vật của chương trình phần nào đó giảm bớt khó khăn trong việc đi lại hàng ngày.

Bác sĩ Đô kể về một người phụ đặc biệt, dù bị tàn tật, không đầu hàng số phận, vẫn hàng ngày ra chợ bán hoa quả, nuôi các con ăn học. 

Nà Trương Thị Vở xuất hiện với một mạo rất khác. Người phụ nữ đi bằng 2 chân trên chiếc nạng ngỗ. Suốt 9 năm, chưa một lần bà Vở dám nghĩ tới việc đi trên đôi chân của mình.

Dieu uoc cho bac si co tam long nhan hau. anh 2
Sau 9 năm, lần đầu tiên bà Vở có thể đứng bằng 2 chân.  

Chương trình cùng một lúc đã thực hiện 2 điều ước, đem đến đôi chân còn lại cho bà Trương Thị Vở và hoàn thành giấc mơ mang số 615 của bác sĩ Đô. 

Chia sẻ trên sân khấu, ông Trần Chung Thuỷ - chồng bà Vở - tâm sự ông rất xúc động và bất ngờ khi thấy vợ có thể đứng bằng 2 chân. Từ khi bị tai nạn tới giờ, nhiều lần ông muốn cho làm vợ một chiếc chân giả để đi lại, song đó chỉ là ước mơ. 

"Khi đi được, điều đầu tiên tôi muốn làm đó là đi quanh chợ, thăm chị em. 9 năm, lần đầu tiên tôi muốn đi chợ nấu cho 2 bố con", cô Vở nói.

Chương trình khéo lại với lại với nụ cười hạnh phúc của vợ chồng Thanh Hoá và viết tiếp giấc mơ được nối dài của vị bác sĩ giàu tấm lòng nhân hậu.

Cái kết ấm lòng cho cặp vợ chồng bán vé số nuôi 2 con bại não

Chương trình "Điều ước thứ 7" tìm đến gia đình anh Trúc, chị Loan giúp đỡ họ thực hiện mơ ước được thấy hai con trai bại não đến trường như bao đứa trẻ khác.

Kiều Trang

Bạn có thể quan tâm