Bằng tình yêu dành cho Đà Lạt, các họa sĩ đến từ tổ chức nghệ thuật “Phố bên đồi” đã tô vẽ Dốc Nhà Làng trở nên vừa mới lạ, vừa gần gũi, ẩn sau mỗi tác phẩm là hơi thở nghệ thuật nối dài giữa quá khứ và hiện tại.
Những bờ tường hoen ố cũ kỹ, nét vẽ nguệch ngoạc vô hồn được tô điểm bởi các gam màu tươi sáng, tái hiện một Đà Lạt xưa và nay - bình dị và thơ mộng; khơi gợi trong tâm thức người ghé đến bao câu chuyện ý nghĩa về thành phố sương mù.
Khi nghệ thuật đến gần với công chúng
Men theo con dốc quanh co giữa phố thị hiền hòa là hơn 30 bức tranh độc đáo, chuyển mình tài tình trên 19 bức tường nhiều hình khối. Thả bước trên từng bậc thềm rêu phong nơi đây, du khách như lạc vào thế giới của hoài niệm, tìm về những hình ảnh thân quen - những câu chuyện chỉ thuộc riêng về Đà Lạt.
Những bức tường cũ kỹ được tô vẽ bằng màu sắc sống động, tái hiện những hình ảnh thân thuộc về Đà Lạt. |
Chuyện kể về cô nữ sinh trường Bùi Thị Xuân giờ tan học, tóc ngang vai, e ấp trong chiếc áo len ấm, thướt tha trong tà áo dài trắng, khiến bao thế hệ thương nhớ. Hay câu chuyện lãng mạn của chàng trai si tình, sáng nào cũng trò chuyện với cô gái thầm thương bên ô cửa sổ trĩu nặng những đóa hồng tường vi mỏng manh, đẫm sương sớm.
Hình ảnh về khóm hoa dã quỳ rực rỡ bên bờ taluy vững chãi, đóa bồ công anh trắng nhẹ lay mình trong gió, đồi thông xanh trập trùng mái ngói rêu phong… là những điều tưởng bình dị nhưng lại khiến bao người phải lòng Đà Lạt, rồi bồi hồi xao xuyến, chẳng muốn rời đi.
Mỗi tác phẩm kể lại một câu chuyện rất riêng về Đà Lạt. |
Không chỉ tái hiện kiến trúc cổ kính, cảnh sắc mê hoặc, dốc Nhà Làng còn nhắc nhớ về những nhân vật lịch sử như bác sĩ Alexandre Yersin - người khai phá ra cao nguyên Lâm Viên; nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người đã mang hồn Đà Lạt thổi vào những tình khúc như Xin mặt trời ngủ yên, Dấu chân địa đàng, Tuổi đá buồn… Hay gần gũi hơn là hình ảnh người phụ nữ K’ho trong bộ trang phục truyền thống đầy bản sắc.
Tổng hòa giữa nét vẽ sáng tạo và câu chuyện gần gũi, dưới bàn tay tài năng của người họa sĩ, dốc Nhà Làng mang hơi thở nghệ thuật đương đại đến gần hơn với công chúng. Đến đây, bất kỳ ai cũng có thể ngắm tranh và kể cho nhau nghe những câu chuyện hay về thành phố mộng mơ. Họ đón nhận những tác phẩm này như một phần không thể tách rời của con dốc, dành cho chúng sự cảm mến hệt như những ô cửa nhỏ xinh hay bậc thềm phủ rêu đã hiện hữu trên con dốc từ bao đời.
Tình yêu chân thành với Đà Lạt đã trở thành cầu nối giữa các họa sĩ - người dân - du khách, giúp tất cả cùng chung tay hoàn thiện những tác phẩm đặc sắc, cùng tô vẽ và giữ gìn một thành phố sạch đẹp và văn minh.
Các họa sĩ cùng thợ sơn phết miệt mài làm việc để tô điểm cho dốc Nhà Làng. |
Cùng lưu giữ nét đẹp riêng của Đà Lạt
Dù được tô điểm bởi những tác phẩm nghệ thuật sống động, dốc Nhà Làng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp thanh bình vốn có. Hiện lên trên nền của những bức tường đa màu sắc, nhiều hoài niệm là một cuộc sống êm ả và bình yên. Đó là hình ảnh thân thương của những cô chú bán hàng rong với nụ cười hiền hậu, bọn trẻ con vô tư chạy giỡn, cụ già thong thả dạo phố, hay những người thợ cần mẫn sơn phết…
Các tác phẩm nghệ thuật hòa vào cuộc sống của người dân tự nhiên và hài hòa. |
So với những họa sĩ tài năng, người dân nơi đây không đủ hoa tay và năng khiếu để tự mình tô vẽ nên những bức tranh đẹp. Tuy nhiên, họ vẫn tự vẽ nên thành phố của mình theo cách riêng, bằng ý thức giữ gìn sạch sẽ nơi ở, bảo vệ những bức tường nghệ thuật trước các đối tượng phá hoại, sẵn sàng giúp đỡ các nghệ sĩ và thợ sơn phết hoàn thiện mỗi tác phẩm.
Do vậy, đến đây, bên cạnh khám phá câu chuyện ẩn sau mỗi tác phẩm, du khách có thể dễ dàng cảm nhận rõ tình cảm của người dân nơi đây dành cho dốc Nhà Làng. Từ đó, họ luôn ý thức được tầm quan quan trọng của việc giữ gìn và bảo tồn cho con dốc, nên dù trở thành địa điểm check-in hot tại Đà Lạt, con dốc vẫn giữ được nét hiền hòa và thơ mộng.
Sơn Kova đồng hành cùng các họa sĩ “Phố bên đồi” điểm tô cho dốc Nhà Làng cùng thông điệp “Tôi vẽ thành phố tôi”. |
Để tô điểm cho dốc Nhà Làng trở nên khác lạ, nhưng vẫn gần gũi với con người, thân thiện với cảnh sắc phố thị và thiên nhiên, các họa sĩ “Phố bên đồi” còn nhận được sự giúp đỡ từ chiến dịch “Tôi vẽ thành phố tôi” của sơn Kova. Thông qua chiến dịch ý nghĩa, Kova kỳ vọng nâng cao ý thức về bảo tồn kiến trúc, phát triển thành phố xanh từ chính người dân sống ở đây và du khách đến tham quan.
Ngoài ra, bằng sản phẩm chất lượng, ứng dụng thành tựu về công nghệ và khoa học tân tiến, sơn Kova giúp các họa sĩ và thợ thi công dễ dàng tô vẽ nhiều màu sắc bắt mắt, tự nhiên lên những bức tường vốn khó xử lý - ẩm mốc, gồ ghề. Đồng thời, với công thức từ các vật liệu được nghiên cứu phù hợp với khí hậu Việt Nam, có cấu trúc liên kết chặt chẽ, sản phẩm sơn Kova giúp các tác phẩm nghệ thuật nơi đây lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp của Đà Lạt theo thời gian.
“Tôi vẽ thành phố tôi” là chiến dịch do sơn Kova thực hiện để đồng hành cùng các họa sĩ đến từ dự án “Phố bên đồi”, tô vẽ 19 bức tường của dốc Nhà Làng với hơn 30 bức bích họa gần gũi với đời sống người dân, thân thiện với cảnh quan Đà Lạt.
Sơn Kova mong rằng, dự án không chỉ tô điểm cho con dốc Nhà Làng mà còn lan tỏa tình yêu, ý thức xây dựng và bảo vệ Đà Lạt, để thành phố luôn rực rỡ, sạch đẹp, mang đến hạnh phúc cho người dân và du khách.
Để theo dõi hành trình của “Tôi vẽ thành phố tôi”, khám phá nét đẹp của dốc Nhà Làng, độc giả xem thêm tại fanpage Nhà sau mưa; tìm hiểu về sơn Kova truy cập tại website www.kovapaint.com”.
Bình luận