Nhiều người có thói quen sẽ quay mặt về phía vòi hoa sen khi tắm. Ảnh: Pexels. |
Mới đây, một người dùng TikTok có tên Lovey Lee đã gây tranh cãi về việc "thế nào là cách tắm đúng". Trong video của mình, Lovey Lee cho biết trong khi thảo luận với mẹ về việc sửa chữa phòng tắm, cô đã phát hiện 2 mẹ con có tư thế tắm hoàn toàn trái ngược nhau.
"Khi tắm, tôi sẽ quay lưng lại để nước chảy vào tóc và xuống lưng. Thế nhưng, tôi đã 'sốc' khi mẹ tắm hoàn toàn ngược lại, nghĩa là bà quay mặt về phía vòi hoa sen", Lovey Lee nói trong video và cho biết cô vẫn xoay người khi tắm nhưng tư thế chính vẫn là quay mặt về phía sau.
Video của Lovey Lee nhanh chóng đạt 4,7 triệu lượt xem. Tuy nhiên, người dùng lại chia làm 2 phe khi để lại bình luận.
"WATER FACERS, UNITE" (team quay mặt về hướng vòi sen lúc tắm - PV), một người nói.
Ngược lại, nhiều người lại cảm thấy "viễn cảnh phải đối mặt với nước có vẻ không thoải mái", nên họ về phe Lovey Lee.
Trong khi đó, nhiều người không về phe nào. Họ tắm theo kiểu liên tục di chuyển hoặc "xoay người như xiên thịt nướng". Thậm chí có người còn nói rằng chồng cô ta tắm nghiêng một bên.
"Chồng tôi nói rằng anh ấy đứng nghiêng để nước chảy vào vai", người này nói.
Theo Business Insider, những cuộc tranh luận về thói quen vẫn thường diễn ra trên TikTok, thậm chí có những chủ đề như "ngủ ở phía nào của giường", "liệu việc ăn nhẹ có phù hợp không", "có nên sử dụng ga trả giường"...
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.