Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu treo kết bằng cỏ độc đáo thu hút du khách ở Peru

Bạn có dám bước qua chiếc cầu kết bằng cỏ, treo lơ lửng giữa vực sâu? Thuộc mạng lưới giao thông của đế chế Inca còn sót lại đến nay, cầu Q'eswachaka ở Peru rất đông khách tìm đến.

cau treo bang co o peru anh 1
Q'eswachaka là cầu treo kết bằng cỏ cuối cùng của đế chế Inca còn sót lại. Cây cầu độc đáo này là một phần của mạng lưới giao thông hơn 40.000 km đường mòn, thường gọi là đường Đại Inca, kết nối nhiều cộng đồng bị cô lập và góp phần mở rộng đế chế qua các vùng địa lý khác nhau. Cầu hiện kết nối 4 cộng đồng nói tiếng Quechua, một nhóm ngôn ngữ bản địa, là Huinchiri, Ccollana, Chaupibanda và Choccayhua. 
cau treo bang co o peru anh 2
Suốt hàng trăm năm, cầu Q'eswachaka là mối liên hệ duy nhất giữa các làng hai bên bờ sông Apurimac, trong vùng Canas ở Peru. Sông chảy qua một hẻm núi sâu của dãy Andes. Thực dân Tây Ban Nha từng rất ấn tượng với kỹ thuật xây dựng cầu treo kết bằng cỏ của người Inca khi đặt chân đến đây. Cầu được bắc qua những khu vực sông quá rộng, khó có thể kết nối bằng dầm gỗ. 
cau treo bang co o peru anh 3
Cầu Q'eswachaka tương tự nhiều cầu treo khác dưới đế chế Inca, song do nằm ở vị trí khá biệt lập, cầu vẫn tồn tại đến ngày nay, trong khi những cây cầu khác bị phá hủy hoặc lãng quên, dần biến mất trước sự ra đời của hệ thống cầu, đường phục vụ ôtô trong thế kỷ 20. Dù có một cây cầu hiện đại mới xây dựng gần đó, cư dân trong vùng vẫn tiếp tục sử dụng cầu treo kết cỏ truyền thống Q'eswachaka để đi bộ, phục vụ du khách tham quan.
cau treo bang co o peru anh 4
Với một nghi thức đặc biệt diễn ra vào mùa xuân, cầu Q'eswachaka liên tục được xây dựng, rồi tái xây dựng trong suốt 5 thế kỷ. Cộng đồng người Quechua ở đây tập trung lại, tham gia một buổi lễ "đổi mới" nhằm bỏ cầu cũ thay bằng cầu mới. Người dân cùng nhau thực hiện công việc này vì lợi ích chung.
cau treo bang co o peru anh 5
Khi các điểm neo của cầu ở hai bên hẻm núi bị cắt đứt, cầu Q'eswachaka rơi thẳng xuống sông Apurimac và trôi theo dòng nước. Trước đây, cứ 3 năm, người ta mới thay thế cầu một lần, song vì du lịch phát triển, nhiều du khách tìm đến đây đông hơn để chiêm ngưỡng cây cầu và nghi thức độc đáo này, cộng đồng dân cư đã tăng tần suất thay cầu lên định kỳ mỗi năm.
cau treo bang co o peru anh 10
Những người phụ nữ Quechua dù có tham gia vào việc xoắn cỏ ichu thành những sợi dây thừng, song trong buổi lễ "đổi mới", họ không được phép đi xuống hẻm núi gần cầu, vì người ta kiêng kỵ, xem đó sự xui xẻo, không may mắn.

cau treo bang co o peru anh 15
Khi những người xây cầu gặp nhau ở trung tâm, dệt phần còn lại của sàn cầu, một cây cầu mới sẽ hoàn thành. Để mừng chiếc cầu mới, cộng đồng người Quechua tổ chức tiệc tùng với âm nhạc và cầu nguyện. Năm 2013, UNESCO công nhận những kiến thức, kỹ năng và nghi thức tái xây dựng cầu Q'eswachaka là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. 
Bạn có dám thử tàu lượn siêu tốc đôi bằng gỗ ở Trung Quốc? Nếu muốn thử thách bản thân, du khách đừng quên tàu lượn siêu tốc đôi bằng gỗ Dauling Dragon tại công viên Happy Valley ở Vũ Hán (Trung Quốc). Tàu sẽ mang đến trải nghiệm khó quên.

Loại vải nào gắn bó với người Indonesia từ sơ sinh đến lúc qua đời?

Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hay di sản thiên nhiên thế giới của Indonesia luôn mang đến du khách vô số trải nghiệm thú vị khi đến thăm đất nước vạn đảo này.

Song Phúc

Theo National Geographic

Bạn có thể quan tâm