Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chấm sai điểm thi đại học: Người được điều chỉnh, kẻ phải tự tử

Trên thế giới, không ít trường hợp các thí sinh chịu “oan ức” khi điểm số trả về không phải của mình. Có em học sinh đã phải đánh đổi cả cuộc đời chỉ vì "lỗi phần mềm".

Zing.vn tổng hợp bài đăng trên The Telegraph, The Independent, India Times, phản ánh câu chuyện chấm nhầm điểm ở các kỳ thi quan trọng diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Hậu quả của vụ việc cũng ở nhiều mức khác nhau, từ có thể sửa chữa được đến mức khó cứu vãn. 

Đầu tháng 8/2019, Bộ Giáo dục Canada phải lên tiếng thừa nhận sai sót trong khâu chấm điểm kỳ thi dành cho học sinh lớp 12.

Cụ thể, nhiều học sinh tại khu vực British Columbia đã nhận được kết quả thi không chính xác, với số điểm bị sai lệch đi nhiều.

“Lý do cho nhầm lẫn tai hại này là lỗi hệ thống chấm điểm và nhập dữ liệu gặp trục trặc”, ông Rob Fleming, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Canada, đưa ra lời giải thích.

“Chúng tôi đã kịp thời phát hiện ra lỗi sai và tiến hành rà soát lại. Kết quả bài thi của các thí sinh sẽ sớm được điều chỉnh lại về con số đúng”, ông Rob nói thêm.

Sự cố xảy ra trong bối cảnh hàng nghìn học sinh tại Canada đang chuẩn bị bước chân vào đại học.

"Tôi biết điều này gây lo lắng cho sinh viên và gia đình của họ. Bằng các giải pháp của mình, tôi đảm bảo rằng  việc nhập học của sinh viên sẽ không bị ảnh hưởng”, vị bộ trưởng cam kết.

Bất chấp nỗ lực xoa dịu của bộ Giáo dục nước này, nhiều thí sinh không khỏi rơi vào tình trạng căng thẳng, hồi hộp.

“Nhầm lẫn điểm số có thể gây xáo trộn đến các kế hoạch của học sinh và gia đình. Không ai rõ kết quả thi cử của mình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi”, một sinh viên tên Jay Chalke cho hay.

cham sai diem thi dai hoc anh 1
Trên thế giới, không ít trường hợp học sinh bị chấm nhầm điểm trong các kỳ thi quan trọng. Ảnh: The Guardian

Trên thế giới, không ít trường hợp các thí sinh chịu “oan ức” khi điểm số trả về không phải của mình. "Trục trặc kỹ thuật" là lý do phổ biến nhất được nhà trường hay các cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra, kèm theo lời xin lỗi.

Trong các sự cố này, nhẹ thì điểm số được điều chỉnh lại. Thế nhưng trong không ít trường hợp, chỉ vì một sai lệch nhỏ của những người chấm điểm, các em học sinh đã phải đánh đổi cả cuộc đời.

Những cái chết đau lòng vì "lỗi phần mềm"

Cuối tháng 4 vừa qua, 20 học sinh Ấn Độ tự tử do thất vọng với kết quả của kỳ thi đại học. Trường hợp đau lòng gần nhất xảy ra vào ngày 27/4, khi trong lúc bố mẹ đi làm đồng, một học sinh tên Sirisha tự thiêu tại nhà vì trượt môn Sinh học.

Điều đáng nói, nguyên nhân dẫn đến các cái chết trên là do hệ thống chấm bài bằng máy tính đã xảy ra lỗi, khiến số điểm không chính xác.

Chỉ đến khi sự việc xảy ra, một hội đồng điều tra độc lập mới phát hiện phần mềm kỹ thuật được sử dụng gặp vấn đề.

Trong bối cảnh có đến 350.000 em bị trượt trong gần 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi cuối cấp, đông đảo bậc phụ huynh đã yêu cầu xem xét lại kết quả thi.

Chính quyền các bang cũng phải kêu gọi các học sinh không tự tử, vì thất bại trong kỳ thi không có nghĩa là cuộc đời chấm hết.

cham sai diem thi dai hoc anh 2
Lỗi kỹ thuật là lý do thường được trường học và các bộ phận chịu trách nhiệm đưa ra để giải thích cho sự cố nhầm điểm. Ảnh: The Independent

Trong khi đó, các bậc cha mẹ đổ lỗ cho Globarena Technologies Private Limited, công ty cung cấp phần mềm chấm điểm cho kỳ thi.

Họ cũng cho rằng công ty này cố tình chấm điểm dối trá cho các học sinh thậm chí còn không đi thi và các sai phạm đã đã được che đậy vì công ty có mối liên hệ chặt chẽ với con trai của bộ trưởng Bộ Giáo dục nước này.

Phía phụ huynh và học sinh gay gắt yêu cầu hội đồng miễn phí rà soát toàn bộ kết quả thi. "Tại sao chúng tôi phải trả phí cho những sai lầm họ gây ra", một học sinh bức xúc nói.

Ngoài ra, nhiều người lên tiếng đòi những người chịu trách nhiệm cho sự cố phải bồi thường 36.000 USD cho mỗi gia đình có con tự sát vì trượt kỳ thi lần này.

Áp lực đại học ở Ấn Độ: Học sinh tự tử, cha mẹ mạo hiểm mạng sống

Bên cạnh các quốc gia khác ở châu Á nổi tiếng với kỳ thi khốc liệt, "cuộc đua" vào đại học ở Ấn Độ cũng chứng kiến không ít căng thẳng, thậm chí nhiều học sinh tìm đến cái chết.





Trà My

Bạn có thể quan tâm