Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chạm tay vào mặt là thói quen dễ lây bệnh

Chúng ta có xu hướng chạm vào mặt nhiều hơn tưởng tượng và điều đó thực sự đe dọa đến sức khỏe, đặc biệt là trong thời dịch.

Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post đề cập đến mức độ nguy hiểm của việc chạm tay lên mặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, không chỉ việc ngoáy mũi bị cho là mất vệ sinh và bất lịch sự mà còn cả hành động gãi mũi, chạm tay vào miệng hay dụi mắt cũng bị đánh giá tương tự.

Cần phải lưu ý, chỉ cần 1 virus xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi, miệng, chúng ta có thể mắc bệnh truyền nhiễm.

Sau khi vào cơ thể người, virus có thể tìm một tế bào trong cổ họng, mũi hoặc xoang để xâm nhập và phá hủy.

Trong nhiều trường hợp, một lần vô tình chạm ngón tay chưa rửa lên mặt có thể bắt đầu quá trình phá hủy phổi và thận của con người. Trong trường hợp xấu nhất, hành động này còn có thể dẫn đến hiện tượng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và khiến bạn không thể tự thở được.

phong benh,  lay nhiem,  duong tinh,  khau trang,  ve sinh,  vi khuan,  virus,  Covid-19 anh 1

Một lần vô tình chạm ngón tay chưa rửa lên mặt có thể bắt đầu quá trình phá hủy phổi và thận của con người. Ảnh: SCMP.


Tuy nhiên, ngừng chạm vào mặt gần như là việc bất khả thi với chúng ta. Hành động này như một phản xạ vô điều kiện và chúng ta thậm chí không nhận thức được nó.

“Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sinh viên y khoa chạm vào mặt họ trung bình 23 lần/giờ”, Tiến sĩ Otto Yang, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), cho biết.

Thực ra, có thể lý giải cho việc con người thường chạm tay lên mặt. Theo một bài báo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS One, chạm vào mặt có thể liên quan đến một loại cảm giác tiêu cực - cảm giác khi chúng ta không đạt được mục tiêu hoặc không hài lòng.

Theo tờ PLoS One, chạm vào mặt có thể giúp chúng ta giải tỏa sự lo lắng, khó chịu và cảm thấy được an ủi. Chúng ta có thể nghĩ rằng hành động này chỉ xảy ra khi mình bị ngứa, nhưng nghiên cứu trên cũng khẳng định con người thực sự có phản ứng chạm tay vào mặt khi cảm thấy bất ổn, suy sụp.

phong benh,  lay nhiem,  duong tinh,  khau trang,  ve sinh,  vi khuan,  virus,  Covid-19 anh 2

Nhiều nghiên cứu khẳng định con người chạm tay vào mặt khi cảm thấy bất ổn, suy sụp. Ảnh: SCMP.


Một sự thật thú vị là chạm vào mặt cũng được cho là một biện pháp giúp tập trung. Trong một nghiên cứu về hành vi, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đánh lạc hướng những người đang tham gia một nhiệm vụ khó khăn, cần tập trung tinh thần cao độ. Họ nhận thấy rằng các đối tượng thử nghiệm dần chạm vào mặt nhiều hơn khi bị phân tâm.

Nhưng thật không may, những thứ chúng ta chạm vào thường xuyên nhất lại thường bám bẩn, chẳng hạn như điện thoại di động - thứ mà hầu hết mọi người chạm vào ngay khi vừa rửa tay xong.

Trong một nghiên cứu, vi khuẩn thường được phát hiện trên điện thoại di động của đa số nhân viên y tế với kết quả chỉ ra rằng 93% chiếc được phát hiện dính đầy vi trùng. Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Vi sinh học Iran, hầu hết điện thoại cầm tay của các nhân viên chăm sóc sức khỏe đều bẩn, với 58% trong số đó chứa đầy vi khuẩn.

Vậy là điện thoại di động không chỉ có khả năng truyền tin nhắn mà còn truyền cả vi khuẩn gây bệnh.

Không chỉ đề phòng bị lây qua giọt bắn từ người bệnh khi ho hoặc hắt hơi, mọi người cần lưu ý mức độ nguy hiểm của việc lây truyền virus qua việc chạm tay lên mặt.

Một số virus có thể tồn tại nhiều ngày trên các bề mặt cứng, chỉ chờ để được “nhặt lên” bằng một đầu ngón tay. Một nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm cho thấy virus cúm vẫn tồn tại trên bề mặt cứng ở phòng bệnh sau vài ngày. Virus thường trú ngụ trên chuột máy tính, ga giường, tường, ghế sofa và quần áo.

phong benh,  lay nhiem,  duong tinh,  khau trang,  ve sinh,  vi khuan,  virus,  Covid-19 anh 3

Khẩu trang không thể ngăn bạn chạm tay vào mặt. Ảnh: SCMP.


Những người khẳng định đeo khẩu trang là an toàn nên biết rằng khẩu trang không thể ngăn bạn chạm tay vào mặt.

“Khẩu trang không che mắt và đôi khi bạn có thể bị ngứa mũi, ngứa mắt. Bạn có thể gãi mũi qua lớp vải nhưng khả năng bạn dụi mắt và bị nhiễm bệnh từ đó là rất lớn”, Tiến sĩ James Cherry, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại UCLA, cho biết.

Vậy mọi người có thể làm gì để phá vỡ thói quen này? Hãy thử áp dụng một trong số những gợi ý dưới đây.

Bắt đầu lưu ý hơn tới việc hạn chế chạm vào mặt, hãy cố gắng tự ngăn mình lại trước khi kịp thực hiện hành động đó. Một gợi ý để hạn chế thói quen này là thường xuyên khoanh tay trước ngực hơn hoặc làm cho tay bạn trở nên bận rộn.

Khi bị ngứa thì sao? Hãy cố gắng lờ nó đi. Nếu bạn quá khó chịu, hãy rửa tay rồi mới gãi, sau đó rửa tay lại lần nữa.

Hãy xem xét việc đeo găng tay. Găng tay an toàn thực phẩm loại mới nhất có thể sử dụng được trên màn hình điện thoại thông minh. Dùng găng tay có thể khiến bạn ngại chạm vào mặt hơn.

Người đàn ông Nhật dương tính Covid-19 cố tình đi bar

Người đàn ông tại Nhật Bản gây phẫn nộ khi được xác nhận nhiễm virus corona vẫn đi bar với lời tuyên bố: "Tôi đi lây lan virus đây".

Ánh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm