Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Chân nam đá chân xiêu' liệu có đúng?

Nhiều người sẽ ngạc nhiên vì từ trước đến nay đều nói sai câu thành ngữ này mà không nhận ra.

tieng Viet dung anh 1

Thành ngữ "Chân nam đá chân xiêu" hoặc "Chân nam đá chân chiêu" thường được sử dụng rất phổ biến, nhằm mô tả trạng thái đi đứng lảo đảo, không vững vàng hoặc mô tả hành động đi đứng một cách vội vàng, tất tưởi.

Dù được dùng nhiều trong cuộc sống thường ngày, song thành ngữ này đã bị "tam sao thất bản" qua thời gian. Câu thành ngữ đúng phải là “Chân đăm đá chân chiêu”.

Theo Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam (NXB Văn hóa - Thông tin), “chiêu” là từ Việt cổ, có nghĩa là bên trái, từ "đăm" có nghĩa là bên phải. Theo thời gian, người ta đã đọc lệch "đăm" thành "nam", "chiêu" thành "xiêu".

Từ “đăm” và “chiêu” cũng thường được sử dụng trong ca dao, tục ngữ. Ví dụ: "Gà kia mày gáy chiêu đăm/ Để chúa tao nằm, tao ngủ chút nao".

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

'Di dời' hay là 'di rời'?

Đâu mới là từ viết đúng chính tả tiếng Việt?

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm