Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Di dời' hay là 'di rời'?

Đâu mới là từ viết đúng chính tả tiếng Việt?

chinh ta anh 1

Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, từ "di" có nghĩa là dời đi, ví dụ "di đô", "di dân". Từ "dời" mang hàm nghĩa đổi đi nơi khác.

Tương tự, theo Từ điển Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ học), "di dời" là động từ, có nghĩa là chuyển đi, dời chỗ đi nơi khác nói chung. Ví dụ: "Di dời dân đến nơi an toàn", "Chợ đã di dời đi nơi khác".

Trong khi đó, từ 'rời' vừa là động từ, vừa là tính từ. Nếu là động từ, "rời" có nghĩa là di chuyển khỏi chỗ, tách lìa khỏi, nhấn mạnh việc tách ra khỏi vị trí ban đầu. Ví dụ: "Trẻ em ít chịu rời mẹ", "Anh ta vừa rời khỏi đây", "Lá rời cành".

Nếu là tính từ, "rời" mang tính chất tách rời từng bộ phận, từng đơn vị được tách riêng, độc lập với nhau. Ví dụ: "Viết trên những tờ giấy rời", "Mỏi rời chân tay".

Trong từ điển tiếng Việt, chỉ có duy nhất từ "di dời", mang nghĩa là chuyển đi, dời đi chỗ khác. Từ "di rời" không có ý nghĩa gì cả.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Nguồn gốc ít người biết của 'xỏ lá ba que'

Thành ngữ "xỏ lá ba que" bắt nguồn từ một trò chơi có từ thời Pháp thuộc, sau đó được dùng để chỉ một kiểu người trong xã hội.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm