Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng Tây cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam

Philip Veinott gặp tai nạn nhưng không mang theo tiền bên người. Vợ chồng chú Bách, cô Huệ đã đưa anh đến bệnh viện và thanh toán toàn bộ chi phí cho chàng trai ngoại quốc.

Giúp người hoạn nạn, không cần trả ơn

Câu chuyện của chàng trai ngoại quốc tên Philip Veinott xảy ra cách đây hai tháng. Khi ấy, anh đang lưu thông trên đường, bất ngờ gặp nạn.

Một chiếc xe dọn vệ sinh môi trường đã va chạm với anh và bỏ đi. Trong lúc đau đớn, tuyệt vọng, Philip nhận được sự giúp đỡ từ hai vợ chồng tốt bụng người Việt Nam.

Câu chuyện được chia sẻ bằng tiếng anh trên blog cá nhân của
Câu chuyện được chia sẻ bằng tiếng Anh trên trang cá nhân của Philip Veinott.

Nụ cười của bé bị cán đứt lìa tay khiến dân mạng bật khóc

Sau khi gặp tai nạn, Hoàng Long phải trải qua nhiều lần phẫu thuật ghép da. Tuy nhiên, cậu bé vẫn rất lạc quan chiến đấu với vết thương.

“Tôi nghe tiếng nói “You, you, you ok?” (Anh, anh kia, anh có ổn không?). Tôi nói, tôi chỉ muốn về nhưng cô ấy không đồng ý và nhanh chóng đỡ tôi vào nhà, dùng bông băng y tế cẩn thận lau vết thương và cho tôi thuốc giảm đau tốt nhất từ Mỹ”- anh chia sẻ.

Không những thế, hai vợ chồng người Việt còn cương quyết đưa chàng ngoại quốc đến bệnh viện kiểm tra, dù trên người anh không có một đồng tiền nào.

"Chú Bách (người chồng) nói rằng: "Tai nạn xảy ra với anh là điều không may, nhưng anh bị ngã xe ở ngay trước cửa nhà tôi. Trách nhiệm của tôi là phải chăm sóc cho anh” - Philip kể lại.

Philip được đưa đến một bệnh viện chấn thương chỉnh hình trên địa bàn thành phố. Tại đây, anh được các bác sĩ chụp X-quang, bó bột. Tất cả chi phí đều do chú Bách chi trả (hơn 2 triệu đồng).

Sau đó, hai vợ chồng người Việt đưa Philip về nhà họ để dùng cơm trưa. Nhận thấy tình hình ổn định, chú Bách nhiệt tình lấy xe đưa chàng Tây về căn hộ của anh. Họ trao đổi số điện thoại và hứa sẽ giữ liên lạc với nhau.

Câu chuyện về tấm lòng của người Việt Nam được Philip kể lại và chia sẻ trên trang cá nhân của mình, đang thu hút sự quan tâm từ người bản xứ và bạn bè quốc tế. Rất nhiều bình luận ủng hộ hành động tương trợ của gia đình chú Bách.

Việt Nam là quê hương của tôi

Chia sẻ với Zing.vn, Philip Veinott giới thiệu anh đến từ Mỹ, đã có 6 năm làm giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam. Anh đang sống tại khu Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM.  

Philip gặp nạn vào ngày 11/9. Hiện tại, sức khỏe của anh hồi phục đến 90%. Người bạn ngoại quốc hào hứng tâm sự: “Tôi không buồn và chẳng quan tâm đến người phụ nữ gây tai nạn rồi bỏ đi. Ngược lại, tôi vui vì được chú Bách và cô Huệ giúp đỡ tận tình.

Đó là trải nghiệm thú vị của tôi. Từ khi quyết định sang Việt Nam sinh sống, tôi đã xem đây như nhà mình. Trong tương lai, tôi muốn được gắn bó nhiều hơn với mảnh đất này”.

Thy
Philip muốn gắn bó lâu dài với công tiệc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

Cũng theo Philip, anh và những ân nhân đã trở thành bạn tốt. Hàng ngày, họ thường trò chuyện qua mạng xã hội. Philip rất vui khi câu chuyện của mình được nhiều bạn trẻ đón nhận.  

Về công việc dạy học, chàng trai người Mỹ tiết lộ: “Suốt 6 năm đứng lớp, tôi rất ấn tượng về học sinh Việt Nam. Họ thông minh và tốt bụng. Tôi muốn được làm công việc này lâu hơn nữa”.

Philip tiết lộ, ngoài vai trò giáo viên, anh còn là chủ một website chuyên chia sẻ hình ảnh và câu chuyện đẹp của con người Việt Nam đến với bạn bè năm châu.

Người Việt không vô tâm

Liên hệ với gia đình ân nhân của Philip, chú Bách cho biết, câu chuyện này xảy ra gần hai tháng trước. Hiện tại, cô chú vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại với chàng trai ngoại quốc.

Theo chú Bách, Philip đến bệnh viện trong tình trạng cả khuỷu tay và cổ tay đều bị gãy. Nếu không được bác sĩ can thiệp kịp thời, nguy cơ tàn tật rất cao.

Vợ chồng chú Bách, cô
Vợ chồng chú Bách, cô Huệ - người đã giúp Philip trong lúc hoạn nạn.

Chú Bách khẳng định, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

“Ngoài Philip, vợ chồng tôi còn nhiều lần giúp đỡ những người bị nạn khác. Chúng tôi làm việc này không mong được trả ơn, mà quan trọng nhất là để bạn bè nước ngoài thấy người Việt luôn hiếu khách và biết yêu thương nhau” - chú nói.

Trước hành động vô cảm của một số người Việt hiện nay, chú Bách tâm sự, vài cá nhân thường sợ khi giúp người lạ có thể gây ra những rắc rối. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp cứu người bị hiểu lầm nên dẫn đến tâm lý chần chừ, thờ ơ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đó là minh chứng cho sự ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân.

Qua câu chuyện này, chú mong muốn gửi đến thông điệp: “Nếu thật tâm muốn giúp người khác thì hãy cứ làm hết mình, vì mạng người là quan trọng nhất”.

Cậu bé ung thư làm cảnh sát: Có quá được ưu ái?

"Phải chăng 10 hay 100 tâm thư yêu cầu của trẻ em ung thư gửi đi đều được đáp ứng hết? Vậy việc chúng ta làm vì giúp các em hay vì danh tiếng?" - một bác sĩ chia sẻ quan điểm.

An Viên

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm