Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng trai 31 tuổi phải lọc thận sau khi chạy marathon

Vì vận động quá sức trong cuộc chạy marathon, người đàn ông 31 tuổi phải vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, co giật, phải hỗ trợ thở.

Nam bệnh nhân 31 tuổi phải nhập viện cấp cứu sau khi chạy marathon. Ảnh: Nguyên Hạnh.

Ngày 21/5, TS.BS Phạm Minh Huy, khoa Hồi sức Cấp cứu (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết sau 2 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân T.Q.T. (31 tuổi, ở Bình Thuận) bị hội chứng ly giải cơ vân phải lọc thận cấp đã có những chuyển biến tích cực.

Sự việc xảy ra ngày 19/5, do vận động nặng khi chạy marathon, bệnh nhân nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, trong tình trạng lơ mơ, bứt rứt, có cơn co giật, tự thở oxy qua mặt nạ (mask) và nước tiểu có màu nâu sậm.

Bước đầu, bệnh nhân được xử trí bù dịch, kiềm hóa nước tiểu, thuốc chống co giật và cho lọc thận chậm CRRT.

Hiện tại, theo bác sĩ Huy, bệnh nhân tỉnh táo, không còn co giật, tự ăn uống được, sinh hiệu ổn, mạch khoảng 60 lần/phút, huyết áp 110/70. Tuy nhiên, chức năng thận của bệnh nhân chưa hồi phục, vẫn đang được lọc thận CRRT.

Dự kiến, bệnh nhân sẽ được tiếp tục theo dõi thêm 2-3 ngày để chức năng thận ổn hơn, không còn phải chạy thận, sau đó mới chuyển đến khoa Nội thận để theo dõi tiếp trước khi xuất viện.

Đối với những trường hợp bị hội chứng ly giải cơ vân do vận động nặng tương tự bệnh nhân trên, TS.BS Phạm Minh Huy khuyến cáo khi mọi người tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, lưu ý nên tập luyện nhẹ nhàng, rồi tăng dần với cường độ từ từ, không nên làm quá sức ngay một lúc sẽ rất dễ đi vào cơ vân.

Có 3 yếu tố quan trọng rất dễ dẫn tới khu cơ vân, gồm:

  • Vận động kéo dài
  • Vận động cường độ cao
  • Vận động trong môi trường nắng nóng.

Nếu có bất kỳ 1 trong 3 yếu tố đó thì người tập nên cẩn thận, phải bù đủ dịch, bù đủ điện giải và các chất dinh dưỡng trong quá trình tập luyện.

Khi có triệu chứng của các tiêu cơ vân như quá mệt mỏi, mệt mỏi quá sức không giơ tay chân được và đặc biệt đi tiểu nước tiểu có màu sậm (giống màu sá xị), nên đến các cơ quan y tế để kiểm tra và xử trí kịp thời.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong

Sau hơn 2 tháng được chăm sóc và điều trị tích cực, nam sinh lớp 8 vẫn trong tình trạng rất nặng và không qua khỏi.

Linh Thuỳ

Bạn có thể quan tâm