Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chàng trai công nghệ hóa 3D hàng trăm linh vật Việt

Nghỉ học cấp 3, Nguyễn Trí Quang dành toàn bộ thời gian và tâm huyết để quét công nghệ 3D thành công với di sản Việt.

Cửa õng đình Lại Yên.

Hình ảnh cổng làng Lại Yên - một trong những sản phẩm của Trí Quang.   Chàng trai này sinh ra trong gia đình làm về thủ công mỹ nghệ nên sớm bén duyên với những giá trị lịch sử. 15 tuổi, Quang xin phép bố mẹ nghỉ học lớp chuyên Nhật – trường THCS Lý Thường Kiệt để theo đuổi ý tưởng số hóa di sản Việt trên website VR3D. Khi đó, mọi người đều cho rằng đây là hành động liều lĩnh, mạo hiểm với tương lai.

1
Mặc dù vậy, Quang vẫn tin tưởng về hướng đi của mình nên tập trung thời gian cho công việc. 9X chia sẻ: “Nếu phát triển tốt, công nghệ 3D có thể áp dụng vào hàng loạt các lĩnh vực như giáo dục, quảng cáo, thương mại điện tử, di sản văn hóa”. Hình ảnh tượng đài Nghệ Tĩnh vùng lên được Nguyễn Trí Quang tái tạo bằng công nghệ 3D.

Bệ sư tử chùa Bà Tấm.

Một năm sau, bố mẹ đã cho phép Quang nghỉ học để theo đuổi đam mê khi cậu vừa hoàn thiện chương trình lớp 9. Công việc của Quang bắt đầu vào buổi sáng, dùng máy 3D đi khắp các di tích để quét mọi góc cạnh, đường nét, hoa văn của linh vật. Buổi tối, cậu đổ file, viết code xây dựng website. Thời gian để hoàn thiện sản phẩm bằng công nghệ này tùy thuộc vào kích cỡ, chi tiết của sản phẩm.

Đầu rồng gốm chùa Dạm.

Hiện Quang đã ảo hóa nhiều sản phẩm bằng công nghệ 3D, trong đó có gần 100 linh vật truyền thống của Việt Nam. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã thay mặt ngành văn hóa khen ngợi và cảm ơn vì những cống hiến của Quang với linh vật Việt nói riêng và di sản Việt nói chung.

Đôi nghê lăng Quận Vân, thôn Bỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội
Hình ảnh của đôi nghê lăng Quận Vân, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội. Quang cho biết, nhờ công nghệ này mà các làng nghề điêu khắc trên toàn quốc có thể thao khảo chi tiết từng sản phẩm.
Mãng xà đá ở đền thơ Lê V ăn Thịnh, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.
Mãng xà đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.
Nghê gỗ to thái miếu nhà Hậu Lê,

Nghê gỗ nhà Hậu Lê được Quang phục dựng sống động.

Nghê Hành Cung Cổ Bi - thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm - Hà Nội.
Hình ảnh nghê Hành cung Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trong tương lai, chàng trai 17 tuổi mong muốn có kho dữ liệu di sản cho riêng mình và quảng bá sản phẩm ra khắp thế giới.
Ông Sấm chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Ông Sấm chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Rồng điện Kính Thiên.

Với công nghệ này, người xem có thể xoay được mọi góc cạnh để nhìn, ngắm hiện vật dễ dàng qua Internet.

Sấu đá bảo tàng lịch sử quốc gia.
Quang bật mí,  một số bảo tàng đã liên hệ và đề nghị cậu cộng tác trong việc xây dựng bảo tàng ảo trong tương lai.
Nhập mô 1tả cho ảnh
"Công nghệ 3D còn có thể ghi lại từng vết xước nhỏ nhất ở cấu kiện. Vì thế, trong khoảng 10 năm, khi quét 3D 2 lần, chúng ta sẽ dễ nhận ra những sự bào mòn khốc liệt của thời gian để phục hồi và tìm cách khôi phục" - chàng trai 17 tuổi tâm huyết chia sẻ.



Quyên Quyên

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm