Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chế độ ăn uống nhanh phục hồi cho bệnh nhân lao

Thực phẩm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cho người mắc bệnh lao. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình nếu đang chiến đấu với căn bệnh này.

Người mắc bệnh lao thường bị suy nhược, sụt cân, ho, sốt, mệt mỏi. Ảnh: Healthcareradius.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm thường ảnh hưởng đến phổi. Vi khuẩn gây bệnh lây lan khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Tuy việc điều trị bệnh có thể kéo dài, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ cao bị nhiễm lao. Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể cũng như khả năng phòng vệ chống lại virus và vi khuẩn, hoạt động như một bức tường ngăn ngừa bệnh lao phát triển.

Lời khuyên về chế độ ăn uống của bệnh nhân lao

Theo Healthshots, các triệu chứng của bệnh lao thường bao gồm suy nhược, sụt cân không chủ ý, mệt mỏi, ho và sốt. Tuy nhiên, với việc tiêu thụ thực phẩm đúng cách, bệnh nhân mắc lao có thể giảm triệu chứng. Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến nghị cho bệnh nhân lao:

- Thực phẩm giàu protein: Phần lớn bệnh nhân lao cảm thấy chán ăn. Protein rất cần thiết cho việc xây dựng và sửa chữa các cơ, mô, bệnh nhân mắc bệnh lao có thể cần nhiều protein hơn bình thường để giúp sửa chữa những tổn thương do nhiễm trùng gây ra. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, đậu lăng và sản phẩm từ sữa.

- Thực phẩm giàu calo: Để tránh sụt cân thêm, bệnh nhân lao cần ăn thực phẩm giàu calo và chất dinh dưỡng. Thực phẩm giàu calo bao gồm cháo ngũ cốc, chuối, đậu phộng, lúa mì...

- Vi chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin A, C, D và E, kẽm, sắt và magie có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành bệnh và cải thiện sức khỏe của xương, chữa lành vết thương ở bệnh nhân lao.

Thực phẩm giàu vitamin bao gồm khoai lang, trái cây họ cam quýt, cá béo, quả hạch và hạt, thịt nạc và rau lá xanh, nấm, đu đủ, ổi.

- Luôn giữ nước: Uống nhiều nước, chẳng hạn nước lọc, trà thảo dược và nước ép trái cây tươi, có thể giúp bệnh nhân giữ nước và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Các thực phẩm cần tránh

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề ăn uống, bệnh nhân lao cũng cần lưu ý tuyệt đối tránh một số loại thực phẩm trong quá trình điều trị bằng thuốc.

- Hạn chế ăn các loại carbs tinh chế, thực phẩm chứa nhiều đường vì chúng chỉ cung cấp lượng calo rỗng mà không có chất dinh dưỡng.

- Tránh thực phẩm chiên rán, đồ ăn vặt vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến bệnh lao như tiêu chảy, đau quặn bụng, mệt mỏi.

- Tuyệt đối tránh xa rượu trong toàn bộ thời gian điều trị, vì nó có thể tương tác với thuốc, cản trở việc điều trị và dễ dẫn đến tác dụng phụ.

- Hạn chế dùng caffeine và đồ uống có ga ở mức tối thiểu.

Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Mệt mỏi, chán ăn, chàng trai 20 tuổi phát hiện mắc bệnh lao phổi

Trước khi vào viện một tháng, nam thanh niên xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn kéo dài và nặng dần lên. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với lao.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm