Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chém lợn, đập trâu làm 'nóng' hội nghị về lễ hội

Đầu năm, nhiều địa phương tổ chức hội làng còn duy trì hoặc phục dựng những nghi thức tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt trong dư luận xã hội.

Ngày 2/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành hội nghị trực tuyến sơ kết công tác quản lí, tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 tại 3 điểm cầu là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các nghi thức, hiện tượng liên quan đến tục hiến sinh trong các lễ hội như chém lợn, đập trâu gây phản cảm, dư luận xã hội lên tiếng rất nhiều vào dịp lễ hội đầu năm là vấn đề “nóng” được quan tâm nhất tại hội nghị.

Lễ chém lợn ở làng Ném Thượng.
Lễ chém lợn ở làng Ném Thượng.

Các nghi thức trong lễ hội phải đảm bảo văn minh, tiến bộ

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Trong mùa lễ hội đầu năm mới 2015, nhiều địa phương tổ chức hội làng còn duy trì hoặc phục dựng những nghi thức tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, gay gắt trong dư luận xã hội như nghi thức chém lợn tại lễ hội làng Ném Thượng (Bắc Ninh), nghi thức đập đầu trâu tại lễ hội Cầu trâu tại Hương Nha, Xuân Quan (Phú Thọ).

Ngoài ra, ở một số lễ hội còn xảy ra hiện tượng tranh cướp lộc cũng gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm xấu đi hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Dù hiện tượng hiến sinh, chém, đập lợn, trâu chỉ có trong các lễ hội làng nhưng ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, những hình ảnh chém, đập gia súc không đẹp mắt đó được truyền đi rất nhanh, không chỉ nhân dân trong nước mà cả bạn bè quốc tế cũng biết đến những hiện tượng này.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng của Việt Nam

Hội Gióng, lễ hội Yên Tử, lễ phát ấn Đền Trần ở miền Bắc hay lễ hội núi Bà Đen, Bà Chúa Xứ ở miền Nam đã thu hút khách thập phương du xuân từ hàng trăm năm nay.

Do đó, trong mùa lễ hội tới, Bộ và các địa phương cần có biện pháp kiên quyết loại bỏ những nghi thức, hiện tượng tiêu cực tại các lễ hội làng, ảnh hưởng tới cộng đồng lớn và hình ảnh văn hóa Việt Nam.

Tại hội nghị, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vũ Xuân Thành cũng cho biết: Thời gian qua, Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng đã tổ chức tọa đàm về “Tiếp cận nghiên cứu tục hiến sinh trong lễ hội làng truyền thống ở Việt Nam”.

Tại cuộc tọa đàm, các nhà khoa học cũng đã thống nhất cho rằng: Tục hiến sinh luôn có sự biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Do đó, cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, giải quyết hài hòa, hợp tình, hợp lí về tục hiến sinh. Cái gì tốt cần giữ lại và phát huy, các gì không còn phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của xã hội cần điều chỉnh theo hướng đảm bảo giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa, vừa phù hợp với hoàn cảnh xã hội thời đại ngày nay.

Các nhà khoa học cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương có hình thức thay đổi phù hợp mà vẫn đảm bảo tính thiêng của lễ hội…

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành cũng cho rằng: Không nên đặt vấn đề cấm, thay đổi một lễ hội cổ truyền nào vì có các hiện tượng “tiêu cực” đi kèm mà cần chủ động xây dựng chiến lược tuyên truyền, giáo dục, tạo đồng thuận trong xã hội.

Ông Nông Quốc Thành cũng chỉ ra một số lễ hội có tục hiến sinh dã man trên thế giới đã bị cộng đồng người dân lên án và phản đối.

Đại diện xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, nơi diễn ra lễ hội làng Ném Thượng với nghi thức chém lợn cho biết: Từ 16 năm qua, lễ hội làng Ném Thượng đã được phục dựng và duy trì tổ chức thành công, góp phần đoàn kết tình làng nghĩa xóm.

Trong lễ hội có nghi thức chém lợn tế thánh là phần không thể thiếu và phải tiến hành chém lợn thật chứ không chém lợn mô hình. Từ năm 2013, nghi thức chém lợn được thực hiện tại hậu cung chứ không tổ chức chém giữa sân đình như những năm trước…

Chánh thanh tra Vũ Xuân Thành cũng khẳng định: Các cơ quan quản lí nhà nước không cấm nhân dân tổ chức các lễ hội vì đó là quyền của người dân, nhưng các nghi lễ có liên quan đến tục hiến sinh có trong lễ hội cần phải được tiến hành sao cho đảm bảo văn minh, lịch sự, không gây phản cảm trong dư luận xã hội.

Mùa lễ hội 2015 ghi nhận nhiều tiến bộ tích cực

Báo cáo của Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước. Các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng, không có các biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng xảy ra.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội từng bước được cải thiện và nâng cao; chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được chú trọng, mục tiêu gắn kết lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả.

Hoạt động lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách. Thông qua lễ hội, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương trong cả nước đã và đang được quảng bá rộng rãi tới các bạn bè quốc tế.

Hoạt động lễ hội góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn, phát huy có hiệu quả.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 trên cả nước đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước. Các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng, không có các biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng xảy ra. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội từng bước được cải thiện và nâng cao; chất lượng dịch vụ phục vụ du khách được chú trọng, mục tiêu gắn kết lễ hội với phát triển du lịch được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả.

Hoạt động lễ hội 6 tháng đầu năm 2015 đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách. Thông qua lễ hội, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương trong cả nước đã và đang được quảng bá rộng rãi tới các bạn bè quốc tế. Hoạt động lễ hội góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn, phát huy có hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong sinh hoạt lễ hội đã và đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Trong đó, ở một số lễ hội, Ban Tổ chức chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp giữa các tiểu ban chưa chặt chẽ, chưa kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội trên địa bàn tỉnh.

Việc quy hoạch, bố trí các công trình phụ trợ phục vụ du khách ở một số di tích, lễ hội còn bất cập, không gian lễ hội quá chật chội, chưa có biện pháp dự báo lượng du khách tham gia lễ hội để có kế hoạch, bố trí sắp xếp và chuẩn bị nhân lực phục vụ du khách.

Bên cạnh đó, mô hình quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội chưa có sự thống nhất, nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý, dẫn đến cách thức quản lý thiếu thống nhất, một số nơi phát sinh mâu thuẫn về lợi ích trong nội bộ các Ban quản lý, Ban tổ chức lễ hội. Việc cấp phép tổ chức lễ hội chưa được các địa phương giám sát chặt chẽ; vẫn còn biểu hiện thương mại hoá, lợi dụng lễ hội để trục lợi, bán vé vào lễ hội, vi phạm nghiêm trọng Quy chế tổ chức lễ hội.

Có chuyển biến song ý thức của người dân tham gia lễ hội chưa cao, việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội một số nơi chưa tốt; vẫn còn hiện tượng đốt nhiều vàng, mã; đặt tiền lễ không đúng quy định, vứt rác bừa bãi trong khuôn viên di tích, lễ hội như báo chí, dư luận đã nêu.

Một số địa phương có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, không kịp thời báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin để xử lý những vấn đề phát sinh, nổi cộm trong tổ chức lễ hội, gây bức xúc trong dư luận…

http://baotintuc.vn/van-hoa/chem-lon-dap-trau-lam-nong-hoi-nghi-ve-le-hoi-20150702160330481.htm

Theo Thanh Giang / TTXVN

Bạn có thể quan tâm